10 cách đường gây hại cho sức khỏe của bạn

    zknight,  

    Đường thế chỗ của các chất dinh dưỡng quan trọng.

    Đường là một loại thực phẩm có thể quyến rũ bất cứ ai bởi hương vị ngọt ngào của nó. Đây cũng là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bạn tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây tác hại khôn lường đến sức khỏe. Đó cũng chính là lí do đường được gọi là “cái chết trắng” của thời đại mới.

    Vậy những "cái chết trắng" có thể xảy ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu 10 cách mà đường ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sức khỏe của bạn:

    1. Đường khiến cho lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột

    Lượng đường trong máu không ổn định thường dẫn đến thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, đau đầu và cảm giác thèm ăn thêm đồ ngọt. Cảm giác thèm ăn thiết lập nên một chu kỳ nghiện đường. Trong đó, mỗi lần ăn đường, bạn sẽ tạm thời cảm thấy tốt hơn. Nhưng chỉ vài giờ sau, bạn sẽ lại đói và thèm ăn trở lại.

    Ở những người kiêng đường, họ có ít hơn hoặc thậm chí là không gặp cảm giác thèm ăn đồ ăn có đường. Nhờ vậy, họ luôn cảm thấy tràn đầy sinh lực và duy trì được trạng thái cảm xúc cân bằng.

    2. Đường làm gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch

    Nhiều nghiên cứu quy mô lớn đã được tiến hành nhắm vào thực phẩm có chỉ số GI cao (chỉ số thể hiện sự ảnh hưởng nhanh chóng đến lượng đường trong máu), bao gồm những thực phẩm chứa đường. Bạn càng ăn nhiều loại thực phẩm này, nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch của bạn sẽ càng cao. Một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi hiện nay cũng bắt đầu chỉ ra sự liên kết giữa các bữa ăn GI cao và nhiều loại hình của ung thư.

    3. Đường can thiệp vào các chức năng miễn dịch

    Nghiên cứu về tác động này trên con người còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ức chế các phản ứng miễn dịch. Sẽ cần nhiều nghiên cứu thêm nữa để hiểu chính xác cơ chế của hiện tượng này. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng đường là nguồn thức ăn của vi khuẩn và nấm. Khi chúng sinh sôi và phá vỡ sự cân bằng của cơ thể, nhiễm trùng và bệnh tật sẽ dễ xảy ra hơn.

    4. Chế độ ăn uống nhiều đường dễ gây thiếu hụt crom

    Đây là một nghịch lý vòng lặp khiến bạn không thể thoát khỏi sự mất cân bằng lượng đường trong máu. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường và các loại carbohydrate tinh chế khác, bạn có thể không nhận được đủ lượng crom. Quay lại, một trong những chức năng chính của crom lại là điều chỉnh lượng đường trong máu.

    Các nhà khoa học ước tính rằng 90% người Mỹ không bổ sung đủ lượng crom cho cơ thể. Crom có chứa nhiều trong các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và thực vật. Tinh bột tinh chế biến và carbohydrate đã thế chỗ các thực phẩm cung cấp crom.

    5. Đường tăng tốc quá trình lão hóa

    Đường thậm chí góp phần tạo nên các dấu hiệu trông thấy của quá trình lão hóa: lớp da chảy xệ. Đường sau khi được hấp thụ vào cơ thể, nó đi vào trong máu và cuối cùng tự gắn mình với protein, trong một chu trình gọi là “glycation”.

    Cấu trúc phân tử mới này đã góp phần vào sự mất đàn hồi trong các mô lão hóa, từ làn da cho đến các cơ quan trong cơ thể và mạch máu. Càng ăn nhiều đường, cơ thể bạn càng bị tổn hại nhanh hơn.

    6. Đường gây sâu răng

    Chúng ta đang nói nhiều đến những đe dọa đáng sợ của đường mà quên đi tác hại cơ bản nhất của nó. Khi đường tiếp xúc với răng, nó tạo ra sự ăn mòn mạnh hơn với bất kể một loại thực phẩm nào khác. Bạn cứ thử bỏ một chiếc răng gãy vào cốc nước ngọt mà xem, chắc chắn kết quả sẽ thuyết phục bạn. Nó không tốt cho sức khỏe răng miệng.

    7. Đường có thể gây bệnh về lợi, mà dẫn đến cả bệnh tim

    Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng nhiễm trùng mãn tính, chẳng hạn như vấn đề răng miệng, đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh động mạch vành. Giả thuyết đang được tin tưởng hiện nay là nhiễm trùng có thể liên kết rộng với những phản ứng viêm trên cơ thể.

    8. Đường ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức ở trẻ

    Điều này đã được xác nhận bởi hàng triệu phụ huynh. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu chưa chỉ ra được đường ảnh hưởng thế nào lên hành vi của trẻ nhỏ. Một vấn đề của các nhà nghiên cứu là hầu hết họ đang so sánh tác dụng của đồ uống có đường và chất tạo ngọt nhân tạo. Trong khi trẻ em dường như phản ứng với cả hai loại là như nhau, nên sự khác biệt trong thể hiện hành vi là chưa được tìm thấy.

    Còn đối với khả năng học tập của trẻ thì sao? Giữa những năm 1979 và 1983, 803 trường học công lập của thành phố New York đã giảm lượng đường, loại phẩm màu, hương liệu và chất bảo quản khỏi các suất ăn sáng và ăn trưa của học sinh. Kết quả của chính sách thực đơn mới đã tăng 15.7% khả năng học tập của trẻ trong một bảng xếp hạng quốc gia. Đáng nói là sự cải thiện lớn nhất từng được ghi nhận ở học sinh chỉ là 1.7%.

    9. Đường làm tăng căng thẳng

    Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, các hooc-môn stress tăng lên. Những hợp chất này cũng được tiết ra khi lượng đường trong máu thấp.

    Ví dụ, sau khi lượng đường trong máu tăng mạnh (có thể là kết quả của một miếng bánh sinh nhật chẳng hạn), chẳng mấy chốc, nó sẽ tụt lại một cách nhanh chóng. Lúc này, cơ thể bắt đầu sản sinh các hooc-môn như andrenaline, enpinephrine và cortisol.

    Một trong những điều mà các hooc-môn này làm là tăng lượng đường trong máu, cung cấp cho cơ thể một mức tăng năng lượng nhanh chóng. Vấn đề là, các hooc-môn này cũng làm chúng ta cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh và run rẩy.

    10. Đường thế chỗ của các chất dinh dưỡng quan trọng

    Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, những người tiêu thụ lượng lớn đường thì sẽ ăn một lượng thấp hơn các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, folate. Vitamin B12, canxi, phốt pho, magie và sắt.

    Trớ trêu thay, những người tiêu thụ đường nhiều nhất lại nằm trong nhóm trẻ em và thanh thiếu niên, những người đang cần đến những chất dinh dưỡng này nhất.

    Theo Atkins

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ