10 CPU từng cách mạng thế giới một thời của Intel

    Kenzy,  

    Trong 45 năm kể từ năm 1971 khi chính thức ra mắt CPU đơn chip thương mại đầu tiên trên thế giới, Intel đã liên tục nâng cấp kiến trúc vi xử lý, khai sinh ra toàn bộ ngành công nghiệp PC và phát triển nó đến ngày nay.

    Với một danh sách khá dài các CPU đã từng được ra mắt, thật khó để xác định 10 CPU đã làm nên những cuộc cách mạng lớn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một vài người bạn và biên tập viên của tờ báo PCWorld, tôi đã rút gọn được danh sách và chọn ra được những ứng viên sáng giá nhất.

    10 bộ Vi xử lý được chọn, bạn sẽ thấy nó được cải tiến rất lớn về kỹ thuật. Nếu bạn không đồng ý với những chiếc CPU này, đó sẽ là ý kiến thực tế giúp chủ đề này thú vị hơn, và tôi hy vọng các bạn sẽ tham gia cho ý kiến khi đã đọc xong.

    Intel 4004

    Ngày ra mắt : 15 tháng 11 năm 1971

    Thật khó để phóng đại tầm quan trọng của vi xử lý thương mại đầu tiên của thế giới, CPU intel 4004. Trong khi Intel đã tạo ra nó để sử dụng cho máy tính để bàn, sự tồn tại của nó đơn thuần cho thấy có thể nhồi nhét nhiều thành phần để cấu thành một đơn vị xử lý trung tâm – lên một mảnh nhỏ silicon. Thành công kì diệu này đã mở đường cho một cuộc cách mạng máy tính cá nhân diễn ra trong những thập kỷ sau đó.

    Intel 8008

    Ngày ra mắt : Tháng 4 năm 1972

    Trong khi 4004 là một con chip 4-bit được thiết kế để tính toán, thì 8008 là bộ vi xử lý 8-bit đầu tiên của thế giới, đủ mạnh để chạy các công cụ trên máy tính cá nhân đầu tiên. 8008 được thiết kế khá thô sơ theo tiêu chuẩn ngày nay. Tuy nhiên nó đặt nền móng mà sau này được mở rộng lên với các tên mã 8080, 8085, 8086, là những CPU được Intel cung cấp cho ngành công nghiệp PC thời gian đầu.

    Intel 8080

    Ngày ra mắt : Tháng 4 năm 1972

    Tròn 2 năm sau ngày ra mắt 8008, Intel chính thức ra mắt CPU 8080. Nếu như bạn biết đến MITS Altair 8800, bộ máy tính đã đầu tiên đưa ngành công nghiệp máy tính cá nhân thành công rực rỡ như bây giờ thì bạn sẽ biết lý do vì sao 8080 có mặt trong danh sách này. Intel 8080 đã đưa bộ máy Altar lên ngôi trong thời kì đầu của PC. Vẫn có những công ty sản xuất chip khác cạnh tranh với Intel thời điểm đấy, điển hình là công nghệ Zilog Z80 CPU. Tuy nhiên nhờ vào giá thành thấp hơn nên Intel 8080 đã được lựa chọn.

    Intel 8086/8088

    Ngày ra mắt : Ngày 8 tháng 6 năm 1978 (8086) và tháng 6 năm 1979 (8088)

    Intel 8086 là CPU 16-bit đầu tiên của Intel, và nó đại diện cho một kỷ nguyên mới trong khả năng tính toán của bộ vi xử lý. Nó cũng đánh dấu sự ra đời của tiêu chuẩn mới mà bây giờ chúng ra gọi là “x86”. Và đàn em của nó là 8088 được trang bị một bộ bus dữ liệu 8-bit, có khả năng làm việc với chipset rẻ hơn. Và đặc biệt, IBM đã chọn 8088 là CPU cho máy tính cá nhân của hãng, và có ảnh hưởng rất lớn vào năm 1981.

    Intel 80.386

    Ngày ra mắt : tháng 6 năm 1986

    Có thể chắc chắn 1 điều rằng, 80.386 là một sự thành công làm rung chuyển thị trường máy tính khi nó được phát hành vào năm 1986. Nó là CPU 32-bit x86 đầu tiên trên thế giới, có sức mạnh đáng kinh ngạc và được các công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn lựa lựa chọn như Compaq, IBM. Mạnh mẽ là dấu ấn của bộ vi xử lý này, và đến tận những năm 1990, rất nhiều máy tính cá nhân sử dụng CPU này được gọi đơn giản là “386s”.

    Intel Pentium

    Ngày ra mắt : 22 tháng 3 năm 1993

    Sauk hi tòa án Mỹ quyết định rằng những con số như “80.386” không thể được đăng ký thương hiệu, và có một số đối thủ cạnh tranh đã lợi dụng đặt tên như 486 để cạnh tranh. Intel đã thay đổi cách đặt tên và cho ra mắt bộ vi xử lý mới là Pentium. Intel đã có thẻ tạo ra một thương hiệu độc quyền để các nhà sản xuất chup khác không thể sao chép và đụng chạm về mặt pháp lý.

    Intel Xeon 64-bit

    Ngày ra mắt : Tháng 6 năm 2004

    Sau sự trỗi dậy của Pention, Intel tiếp tục thống trị thị trường trong một khoảng thời gian dài. Lần lượt là các thế hệ Pentium II, Pentium III và Pentium IV. Mặc dù AMD đã bắt đầu bắt kịp với công nghệ nhưng vẫn chưa thể soán ngôi của Intel. Tuy nhiên AMD cũng tạo được một bước đột phá phải làm Intel xấu hổ trong năm 2003 khi ra mắt Opteron, CPU thương mại đầu tiên mở rộng các lệnh x86 để thiết lập 64-bit. Intel phản ứng bằng cách nhanh chóng theo dõi và nghiên cứu các tập lệnh AMD64, tạo ra EM64T ( sau này đổi tên thành Intel 64) và lần đầu tiên phát hành trong bộ xử lý Xeon phát hành vào năm 2004. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của x86 64-bit của CPU Intel kéo dài cho đến ngày nay.

    Intel Core 2 Duo

    Ngày ra mắt : 27 tháng 7 năm 2006

    Core 2 Duo ra mắt đánh dấu cho sự kết thúc một kỷ nguyên về sự trình trệ công nghệ của Intel. Trước đó, AMD nắm một phần quan trọng của thị trường bộ vi xử lý với các CPU có chi phí thấp hơn và tỏa nhiệt ít hơn so với Intel. Tuy nhiên khi ra mắt thế hệ Core series, với tỉ lệ hiệu suất ấn tượng trên mỗi watt, và chi phí thấp đã khiến cho Core 2 Duo một lần nữa đưa Intel trở lại ngôi vương.

    Intel Atom

    Ngày ra mắt : Ngày 2 tháng 4 năm 2008

    Kể từ khi được giới thiệu, dòng Intel Atom được giới chuyên môn đánh giá khá cao, phù hợp với nhu cầu điện năng thấp và nhỏ thích hợp với các thiết bị di động. Atom đã giúp hình thành thị trường Netbook - nhỏ gọn và hợp thời trang – phát triển nhanh chóng. Tương lai của dòng Atom đang là dấu chấm hỏi lớn hiện nay, nhưng không có gì phải bàn cãi về di sản nó để lại cho đến ngày nay – một thế giới Smartphone và máy tính bảng ở mọi nơi.

    Intel Core tích hợp HD Graphics

    Ngày ra mắt : ngày 7 tháng 1 năm 2010

    Trong thập kỷ qua, khi sự cạnh tranh vi xử lý chỉ xoay quanh việc CPU có bao nhiêu lõi được tích hợp trên đế silicon. Intel đã gây chấn động khi tích hợp cả một vi xử lý đồ họa (GPU) cùng với CPU trên cùng một đế silicon. Kể từ đó, Intel liên tục cải thiện hiệu suất của GPU được tích hợp. Và đến đầu năm 2016, Intel đã tự tin tuyên bố GPU tích hợp trên những con CPU của hãng có thể sánh ngang với GPU rời. Và trong tương lai phía trước, có thể Intel sẽ tiếp tục cải thiện GPU tích hợp để đánh mạnh vào phân khúc PC tầm trung không cần GPU rời.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày