10 thương vụ M&A ban đầu tưởng chừng không liên quan nhưng sau đó lại thành công rực rỡ

    Ngocmiz,  

    Việc một công ty sản xuất kẹo mua lại một thương hiệu đồ ăn cho chó nghe có thể rất kỳ quái, thế nhưng những nỗ lực “đi trước thời đại” như vậy luôn có một lý do đằng sau.

    Các thương vụ mua bán, sáp nhập công ty có vẻ như đã quá phổ biến, và thường “cá lớn” muốn thu thập những thứ như công nghệ, sản phẩm, nhân lực,… của “cá bé”. Thế nhưng đôi khi, chúng ta vẫn được chứng kiến những thương vụ khó hiểu nhưng cuối cùng vẫn thu về quả ngọt sau nhiều năm. Dưới đây là 10 thương vụ kỳ lạ như thế.

    1. Mars và Chappell Brothers, 1935

    Trong một nỗ lực đa dạng hóa danh mục đầu tư, hãng sản xuất kẹo snicker Mars đã thâu tóm Chappell Brothers, công ty cung cấp một loại thức ăn không mấy hấp dẫn: Đồ hộp cho chó.

    Kết quả: Ngày nay, phần lớn doanh thu của Mars không chỉ đến từ những thức quà như socolo M&M mà còn cả từ các thương hiệu cho thú cưng như Pedigree hay Whiskas.

    2. Tandy và Radioshack, 1963

    Hãng giày da Tandy đã mua lại chuỗi sản xuất linh kiện radio Radioshack hồi năm 1963. Radioshack chính là bàn đạp giúp Tandy trở thành kẻ đi tiên phong trong kỷ nguyên bùng nổ máy tính cá nhân.

    Kết quả: Hóa ra đây lại là một thương vụ thông minh: CEO Tandy cuối cùng đã biến Radioshack thành một gã khổng lồ hàng điện tử.

    3. General Mills và Rainbow Crafts, 1965

    Nhận thấy sự tương quan giữa đồ ăn trẻ em và thị trường đồ chơi, General Mills đã thâu tóm hãng sản xuất Play-Doh Rain Crafts, mở đường cho thương vụ sáp nhập hãng đồ chơi Kenner 2 năm sau.

    Kết quả: General Mills nhanh chóng sáp nhập với Rainbow và Kenner, và một ván cược vào đồ chơi Star Wars đã mang về trái ngọt sau khi bộ phim này gây sốt năm 1977.

    4. Getty và ESPN, 1979

    Getty Oil chi 10 triệu USD để mua lại 85% cổ phần của công ty nay là ESP Network, kênh thể thao vệ tinh 24/7.

    Kết quả: Truyền hình cáp nhanh chóng trở thành một địa hạt kinh doanh lớn với ESPN là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lớn. Năm 1984, ABC mua lại kênh truyền hình này với giá lên đến 200 triệu USD.

    5. CNN và MGM, 1986

    Khi ông chủ CNN Ted Turner mua lại studio Metro Goldwyn-Mayer (MGM), hãng sản xuất những kiệt tác kinh điển như The Wizard of Oz, mọi thứ đã có vẻ như để dọn đường cho thời kỳ thay đổi chóng mặt trong ngành công nghiệp truyền thông.

    Kết quả: Turner đã tận dụng nguồn lực của MGM khi cho ra mắt các kênh hướng tới phim ảnh như TCM và TNT, mở rộng đế chế truyền thông khổng lồ của mình.

    6. Starbucks và Hear Music, 1999

    Chuỗi cà phê khổng lồ đã mua lại một hãng bán lẻ băng đĩa nhạc để mở rộng mặt hàng bày bán cho các cửa hàng cà phê vốn chỉ nổi tiếng với đồ uống và thức ăn.

    Kết quả: Thương vụ này đã giúp Starbucks định hình chắc chắn hơn hình ảnh là một thương hiệu về phong cách sống – một điểm đến tuyệt vời chỉ sau nhà và công sở.

    7. Coca-Cola và Odwalla, 2001

    Coca-Cola đã đổ 181 triệu USD vào vụ thâu tóm thương hiệu sản xuất nước hoa quả Odwalla – thương hiệu được biết đến với những món đồ uống lành mạnh thay thế cho nước ngọt.

    Kết quả: Coca-Cola đã sử dụng Odwalla và các thương hiệu sản phẩm hữu cơ như Honest Tea để khỏa lấp những trượt dốc về doanh số bán soda.

    8. Clorox và Burt’s Bee, 2007

    Nổi tiếng nhất với những sản phẩm tẩy trắng, Clorox đã thu hút được nhiều sự chú ý nhờ thương vụ mua lại thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc da Burt’s Bee.

    Kết quả: Burt’s Bee đã giúp Clorox đánh vào thị trường sản phẩm thiên nhiên. Không lâu sau vụ M&A, Clorox đã cho ra mắt Green Works, một dòng sản phẩm lau nhà thiên nhiên.

    9. Apple và P.A. Semi, 2008

    Steve Jobs đã âm thầm trả 278 triệu USD để mua lại nhà sản xuất chip tiết kiệm năng lượng P.A. Semi. Sau thương vụ này, nhà Táo bắt đầu tự thiết kế chip cho các sản phẩm của mình chứ không còn phụ thuộc nhiều vào Intel như trước nữa.

    10. Facebook và Oculus, 2014

    Thực tế ảo có vẻ vẫn chưa mấy khởi sắc vào thời điểm Facebook dành 2 tỷ USD mua lại Oculus Rift.

    Kết quả: Tuy doanh số bán các sản phẩm VR còn tăng trưởng khá chậm chạp nhưng việc mua lại Oculus đã giúp Facebook nhanh chóng trở thành một tay chơi trong mảng phần cứng cũng như một trong những công ty đi đầu về phát triển công nghệ thực tế ảo.

    Tham khảo Fast Company

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ