2 nhà khảo cổ học lên tiếng phản bác lại phát hiện chấn động của cậu bé 15 tuổi

    Mers,  

    Có lẽ ngay từ ban đầu câu chuyện có vẻ quá ư cổ tích để trở thành sự thật, chưa đầy 2 ngày sau phát hiện của mình, đã có nhiều nhà khảo cổ học lên tiếng phản bác, dưới đây là 2 nhận định đáng chú ý nhất.

    Thật không thể không ngỡ ngàng trước câu chuyện một cậu bé 15 tuổi đến từ Canada đã tìm thấy một thành phố mất tích của nền văn minh cổ đại. Nhưng thực tế có lẽ không bao giờ là câu chuyện đầy hoa hồng như vậy. Hai nhà nghiên cứu khảo cổ học đã nêu lên ý kiến trái chiều của mình với phát hiện của cậu bé.

    Nhắc lại đôi chút về vụ việc: William Gadoury, hiện 15 tuổi, vài năm trước đã giành giải trong một cuộc thi với giả thuyết người Maya xây các thành phố của mình theo các chòm sao trên trời. Khi thuyết trình về giả thuyết của mình, cậu đã nhận được sự hứng thú của Cơ quan Không gian Canada. Các nhà nghiên cứu tại cơ quan quyết định giúp sức cậu bé rà soát quanh địa điểm mà cậu bé phỏng đoán về thành phố thất lạc của mình.

     Không phát hiện ra thành phố cổ đại mới, cậu bé vẫn thể hiện rằng mình có tố chất tốt về nghiên cứu.

    Không phát hiện ra thành phố cổ đại mới, cậu bé vẫn thể hiện rằng mình có tố chất tốt về nghiên cứu.

    Thật bất ngờ, chiếc vệ tinh mang tên RADARSAT-2 đã tìm thấy những đường vân trên bề mặt đó trông giống những kiến trúc nhân tạo tại một vùng rừng rậm nằm ở Mexico.

    Những bức ảnh chụp từ về tinh là một công cụ hữu ích nhằm nghiên cứu thế giới cổ đại. Những nhả khảo cổ như Sarah Parcak mong muốn rằng những thông tin sẵn có từ vệ tinh như thế này có thể củng cố nhiệt huyết cho những người mới bước vào các ngành nghiên cứu khoa học. Và một cậu bé chứng minh được giả thuyết lớn như thế này, chỉ dựa vào thông tin quan sát của vệ tinh là một điều những người như cô đã mong chờ từ lâu.

    Nhưng sự thực những hình ảnh này không chứng minh giả thuyết của cậu bé

    - Nhà khảo cổ Ivan Sprajc phân tích: những khối vuông thu thập được có lẽ chỉ là một cái sân bỏ hoang, những điểm gây hứng thú khác trên bức ảnh có lẽ là những chiếc hồ cạn nước hoặc những khoảng trống giữa rừng.

    Sau khi xem xét một cách kỹ càng hơn, các chuyên gia bắt đầu đặt ra vấn đề thực hư về giả thiết của cậu bé về vị trí xây dựng thành phố của người Maya ngày xưa. Dù nền văn minh ấy có hiểu biết về các chòm sao, họ không hề có một danh sách sắp xếp hợp lệ nào từng được ghi chép, vì vậy giả thuyết rất khó có thể được chứng minh.

    Ông tổ ngành khảo cổ thiên văn Anthony Aveni nêu ý kiến của mình về vấn đề này: “Ngoài chòm sao Bọ Cạp ra, các chòm sao người Maya từng sử dụng hầu như không trùng lặp với những chòm sao hiện đại ngày nay”.

    Và bất chấp những gì bản đồ chòm sao có chỉ ra điều gì đi chăng nữa, khu vực cậu bé lựa chọn thậm chí ngày xưa cũng không phải là một nơi hoang vu đầy những bãi trống. Theo người quản Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, Susan Milbrath: “Người Maya ngày xưa, vì dân số đông trên thực tế đã xây dựng những thị trấn gần nhau. Vì vậy tại hầu hết các nơi quanh khu vực này bạn đều có thể bắt gặp những cấu trúc khảo cổ”.

    - Nhà khảo cổ Richard Hansen tiếp tục chỉ ra rằng vị trí cậu bé William lựa chọn thực tế rất gần thành phố Uxul cổ xưa của người Maya. Nơi này đã có các đội khảo cổ phát hiện và khai thác từ năm 2009.

     Thế giới thương tiếc thành phố Miệng Lửa chưa từng tồn tại..

    Thế giới thương tiếc thành phố "Miệng Lửa" chưa từng tồn tại..

    Bản thân một cậu thanh niên ham tìm hiểu về các chòm sao và nền văn minh cổ đại đã là một điều đáng khen. Dù có phát hiện thấy thành phố của một nền văn minh cổ xưa hay không, trong tương lai, với trí tò mò của mình cậu bé vẫn còn có nhiều cơ hội để đóng góp cho nền khoa học thế giới.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ