5 câu hỏi lớn về việc Facebook trả tiền cho video của người dùng

    Dee Tee,  

    Vào tuần trước, Facebook đã công bố sẽ tiến hành chia sẻ doanh thu quảng cáo với người dùng upload video, tương tự như chính sách Google vẫn áp dụng với Youtube trong nhiều năm nay.

    Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, ở vị thế của một người kinh doanh trực tuyến, nếu không chú trọng xây dựng kế hoạch kiếm tiền từ khách hàng trên điện thoại di động - đặc biệt là mảng video hứa hẹn nhiều bất ngờ - nhiều đối thủ nhanh nhạy hơn sẽ tận dụng đối tượng khách hàng tiềm năng này thay bạn.

    Mặt khác, thị trường kinh doanh video trực tuyến ngày một sôi động khi vừa mới tuần trước, Facebook vừa thông báo sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu quảng cáo với người dùng upload video, tương tự như chính sách của Google đã áp dụng với YouTube trong nhiều năm qua.

    Với 1,4 tỷ người đăng ký sử dụng, Facebook đang là nhà phân phối nội dung trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm trực tuyến đó lại chưa thể tiếp cận với việc được thanh toán trực tiếp.

    Video trực tuyến luôn là lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều bất ngờ.

    Video trực tuyến luôn là lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều bất ngờ.

    Trong suốt thời gian qua, Facebook đã đóng vai trò tạo lập một môi trường thuận lợi cho người dùng theo dõi video từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng hiện tại, Facebook đã cung cấp cho người sáng tạo video một động lực tài chính trực tiếp để liên tục sản xuất những nội dung "đáng tiền".

    Kể từ khi cho triển khai tính năng Native Video Playback vào năm ngoái, tổng lượt xem video trên Facebook đã tăng vọt lên 315 tỷ lần chỉ trong quý 1 năm 2015. Tuy chỉ bằng một nửa số lượng 756 tỷ lượt xem của YouTube nhưng nhìn chung, đây là một con số rất đáng kinh ngạc. Nhưng hãy thử đặt giả thiết, nếu người làm video trên Facebook được trả tiền thì con số này sẽ còn kinh khủng đến mức nào?

    Khoảng 2 tuần trước, trong sự kiện Silicon Beach Fest 2015, nhiều nhà quản lý tài năng từ các mạng đa kênh như YouTube và Vine cho thấy rất hoan nghênh tín hiệu tích cực mới của Facebook trong lĩnh vực video trực tuyến đầy tiềm năng này, và cùng mong đợi một quan hệ đối tác đem lại doanh thu tốt. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào dù lớn nhỏ cũng luôn mang đến nhiều khúc mắc. Với riêng Facebook, có lẽ Mark Zuckerberg sẽ cần phải suy nghĩ thấu đáo để có thể trả lời 5 câu hỏi lớn dưới đây.

     

    1. Đến bao giờ việc làm video trên Facebook mới được tối ưu hóa?

    Khác với YouTube, Facebook tập trung chia sẻ video từ cộng đồng mạng và thu hút lượng xem nhờ news feed.

    Khác với YouTube, Facebook tập trung chia sẻ video từ cộng đồng mạng và thu hút lượng xem nhờ news feed.

    Có thể thấy, video trên Facebook và YouTube thoạt tiên trông có vẻ giống nhau nhưng thực chất đây là hai phương tiện truyền thông hoàn toàn khác biệt. Về phần Facebook, mạng xã hội này đang tập trung vào việc chia sẻ video từ cộng đồng mạng và chủ trương thu hút lượng xem dựa vào news feed thay vì tìm kiếm.

    Người dùng Facebook sẽ có cơ hội tiếp cận với trình chạy video tự động trên news feed mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm như trên YouTube. Lúc này, những người sáng tạo nội dung video sẽ phải động não để tìm ra các công cụ và cách tiến hành khả thi nhất, nhằm tối ưu hóa quá trình kiếm tiền trên Facebook của mình.

     

    2. YouTube được biết đến là nơi “tung hoành” của các video về game, thời trang và chăm sóc sắc đẹp. Vậy còn Facebook thì sao?

    Chứng kiến sự đổ bộ của ngành công nghiệp game đang “tạo sóng” trên Facebook vài năm qua, chúng ta có thể thấy một viễn cảnh khả quan tương tự với video. Nội dung của những video dạng này sẽ không chỉ gói gọn trong game và làm đẹp. Thêm vào đó sẽ là các chủ đề luôn được nhiều đối tượng khách hàng quan tâm như sức khỏe bà mẹ, phim truyền hình, thể thao và ô tô.

    Minh chứng rõ ràng nhất là "ngôi sao" mới nổi Dude Perfect, gồm 6 anh chàng “chuyên gia” ở hầu như mọi bộ môn thể thao. Từng gây ấn tượng lớn với cư dân mạng trước đó với những kỹ năng thể thao nhuần nhuyễn đến… khó tin, Dude Perfect tung ra đoạn phim về trận đấu tập của nhóm trước thềm giải Super Bowl cho đài NBC và thu hút về hàng triệu lượt view chỉ sau vài ngày.

    Theo thống kê, trên kênh YouTube, họ có gần 6 triệu người đăng ký theo dõi. Và trên Facebook, họ có hơn 13 triệu người quan tâm. Vậy ai sẽ là những ngôi sao Facebook tiếp theo?

     

    3. Sẽ mất bao lâu để các mạng đa kênh có thể thích nghi với "làn sóng" này?

    Các mạng đa kênh luôn góp công không nhỏ trong sự thành công của các ngôi sao video trên YouTube, và Facebook hứa hẹn sẽ là một sân khấu tiếp theo.

    Các mạng đa kênh luôn góp công không nhỏ trong sự thành công của các "ngôi sao" video trên YouTube, và Facebook hứa hẹn sẽ là một "sân khấu" tiếp theo.

    Về cơ bản, hệ thống mạng đa kênh (MCN: multi-channel networks) trên YouTube có số lượng không hề nhỏ và chưa thấy dấu hiện ngừng tăng. Các MCN đều có kế hoạch hỗ trợ các "ngôi sao" YouTube lặp lại thành tích tương tự trên Facebook, đồng thời phát hiện và bảo trợ cho các gương mặt mới nổi trên Facebook trong phạm vi quản lý của họ.

    Có thể thấy, việc tận dụng tầm ảnh hưởng từ những ngôi sao mới và phát triển những người sáng tạo khác trên Facebook là một cơ hội lớn tiếp theo của các MCN nói chung.

     

    4. Facebook sẽ mất bao lâu để xây dựng và cân bằng 2 tầng lớp sản phẩm "hit" đang thịnh hành và "long-tail" trong hệ thống sáng tạo nội dung video?

    Thuật ngữ "long tail" ở đây có thể hiểu là hình thức kinh doanh dựa trên 80% những sản phẩm trước đây từng bị các doanh nghiệp "ghẻ lạnh" vì bị cho rằng mang lại rất ít hoặc không có lợi nhuận. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của những sản phẩm số hóa hiện nay đã làm cho chi phí lưu kho của những sản phẩm này gần bằng 0.

    Một số công ty đã sớm nhận ra khả năng tiềm tàng của thị trường này và đã tận dụng ngay cơ hội. Nói cách khác, họ đang kinh doanh theo hình thức "long tail", và chính điều đó đã đưa tên tuổi họ vươn rộng ra khắp thế giới, tiêu biểu như Google, eBay, Amazon, iTunes, Netflix và hơn thế nữa.

    Hình thức kinh doanh sản phẩm long-tail đang là trào lưu thịnh hành giúp mở rộng tên tuổi của các ông lớn công nghệ.

    Long-tail - "cái đuôi dài" - đang là một thị trường kinh doanh vô tận với các doanh nghiệp.

    Có thể nhận định "cái đuôi dài” đang là một thị trường vô tận. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến những sản phẩm nằm ở phần đuôi (sản phẩm ngách), khẳng định tầm ảnh hưởng đang lớn dần của phân khúc sản phẩm này. Mặc dù không có số lượng bán ra lớn nhưng khi gộp nhiều sản phẩm lại với nhau sẽ đem về lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, sự thống trị của các sản phẩm "hit" đang thịnh hành sẽ không còn áp đảo như trước.

    Quay lại trọng tâm câu hỏi, về bản chất, YouTube là hệ thống video trực tuyến được vận hành bởi độ sáng tạo của người dùng, từ đó xây dựng nên cộng đồng cư dân mạng sôi nổi ở mọi lứa tuổi. Hơn thế nữa, đây còn là vùng đất "màu mỡ” sản sinh ra những tài năng mới. Nếu coi những video thu hút hàng tỷ lượt view mỗi ngày trên YouTube là những sản phẩm "hit", thì những công cụ giao diện lập trình ứng dụng mà YouTube cung cấp cho người dùng có thể gọi là những sản phẩm "long-tail" nằm ở phân khúc đuôi của chuỗi vận hành.

    Mỗi loại sản phẩm đều có giá trị nhất định với các doanh nghiệp và sở hữu các nhu cầu vận hành rất khác nhau. Nếu những video sản phẩm "hit" dễ dàng đánh vào tâm lý người xem và thu về nhiều tỷ lượt click xem, thì trên thực tế, YouTube phải mất rất nhiều năm mới có thể phát triển thành công các công cụ giao diện lập trình ứng dụng cho người làm video và các nhà cung cấp công cụ của bên thứ ba.

    Một khi đã hoàn thiện, đây thực sự là một cỗ máy thúc đẩy độ phủ sóng đáng kinh ngạc của cộng đồng những người sáng tạo video lớn nhất thế giới này. Chính vì thế, xây dựng các công cụ sáng tạo video tương tự trên Facebook là một nhiệm vụ không nên bị xem nhẹ để gặt hái thành công lâu dài.

     

    5. Các thương hiệu sẽ tận dụng lợi thế của các "ngôi sao" video mới trên Facebook như thế nào?

    Người dùng sáng tạo video trên Facebook sẽ dần trở thành đối tượng trong tầm ngắm của các thương hiệu và nhãn hàng cần quảng bá.

    Người dùng sáng tạo video trên Facebook sẽ dần trở thành đối tượng "trong tầm ngắm" của các thương hiệu và nhãn hàng cần quảng bá.

    Đến giờ, có thể thấy rằng các thương hiệu nên thể hiện nhiều sự quan tâm hơn đến những người sáng tạo nội dung video mới cho Facebook. Họ có thể sẽ lớn tuổi hơn với phạm vi các lĩnh vực yêu thích rộng hơn so với lớp người dùng trẻ của YouTube. Với những dữ liệu nhân khẩu học chuyên sâu của Facebook về cộng đồng người dùng, các nhà quảng cáo sẽ có một công cụ đắc lực nhằm mở rộng phạm vi và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

     

    Và cuối cùng, cần phải nhắc lại rằng Facebook sẽ không thay thế YouTube. Thay vào đó, nó sẽ tạo một xu hướng khác, là khởi nguồn thực sự khả thi của một nền tảng mới cho video trực tuyến nhằm phục vụ nhiều đối tượng khán giả và các cơ hội kinh doanh khác nhau. Đây thực sự là một bước tiến lớn cho rất nhiều công ty công nghệ. Chính việc họ nỗ lực tìm tòi - nhằm tận dụng lợi thế của sự thay đổi này để thu hút khách hàng - sẽ giúp định hình tương lai của video trực tuyến, thậm chí toàn bộ ngành công nghiệp giải trí.

    Tham khảo VentureBeat

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày