6 vấn đề chưa có lời giải về tính khả thi của "xe bus dạng chân" đầu tiên trên thế giới

    Dink,  

    Ý tưởng tốt nhưng vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại khi đưa TEB ra thực tế.

    Cuối cùng, sau 3 tháng công bố thì những kĩ sư người Trung Quốc cũng đã chế tạo thành công “xe bus giạng chân”. Đúng với tên gọi của nó, chiếc xe bus chở khách trên cao (Transit Elevated Bus – TEB) tránh các phương tiện giao thông khác bằng cách chạy trên đầu mọi thứ. Vào ngày thứ 4 tuần vừa rồi, TEB đã chính thức tham gia giao thông

    Chiếc xe dài 22 m, rộng 7,5 m, cao này chứa được 300 tới 400 hành khách một toa và theo như thiết kế, nó có thể cùng lúc kéo tới 4 toa, chạy trên một đường ray đa số là đường ray thẳng. T

    EB được chạy bằng hệ thống điện và theo như nhà thiết kế nói, chúng có thể thay thế được 40 chiếc xe bus, tiết kiệm 882 tấn nhiên liệu mỗi năm.

    Mọi thứ dường như bước ra từ giấc mơ: một ý tưởng hay, một chiếc xe bus thay thế xe bus công cộng truyền thống và một lượng nhiên liệu tiết kiệm được khổng lồ. Tuy nhiên vẫn còn đó những lý do khiến cho TEB chưa thể “thống lĩnh” được ngành giao thông công cộng toàn thế giới.

    1. Kẹt xe - không phải tắc đường mà là "kẹt xe"

    Để mang được TEB ra đường, người ta phải tính đến trường hợp những thanh niên "trẻ trâu" tiến hành phá hoại giao thông, như là thò đầu lên nóc xe chả hạn để ngắm nghía gầm của TEB chả hạn. Dù chiếc xe bus này cao tới 5 mét, nhưng phần rỗng để xe chạy bên dưới chỉ có hơn 2 mét. Một chiếc xe SUV có thể mắc kẹt dưới gầm chiếc xe bus này và hiển nhiên là xe tải thì không phải bàn tới.

    Phần rìa của TEB cũng là vấn đề, khi mà nó chiếm trọn 2 làn đường và chạy trên đường ray được lắp sẵn dưới lòng đường. Bất cẩn chút thôi là cánh cửa xe ô tô của bạn sẽ bị quét mất một cách không mấy nhẹ nhàng.

    2. Làm sao để chui ra khỏi gầm của TEB?

    Các kĩ sư phải tìm một cách thuận tiện nào đó để vô và ra khỏi gầm của TEB. Tại trường lái xe, người ta dạy bạn sang đường thì phải chú ý xung quanh. Nhưng thế giới thực thì khác trường học (đúng trong mọi trường hợp), không thiếu những người sang đường không nhìn ngó gì, không xi-nhan mà cũng không quan tâm mình cắt mặt bao nhiêu cái xe. Và một khi có xe bị kẹt dưới gầm TEB, đó sẽ là một thảm kịch.

    3. Sạc pin

    TEB chạy điện và hiển nhiên là nó cần được sạc. Một số bản thiết kế trước đây đưa ra một loại TEB có pin năng lượng mặt trời nhưng từng đó thì không đủ cho chiếc xe bus này có thể chạy với vận tốc 60 km/h.

    Mỗi trạm sẽ có một hệ thống sạc cho TEB nhưng bạn hãy tưởng tượng nếu có vấn đề gì xảy ra với hệ thống năng lượng, vài trăm hành khách sẽ lơ lửng trên không chờ cứu hộ.

    4. Bảo quản TEB

    Với độ cao đó thì một vấn đề khó nữa là bảo trì TEB. Tại Mỹ. có quy định rằng ai làm việc trên một cấu trúc cao từ 1,2 mét trở lên thì phải có đồ bảo hộ, nếu không, “lỡ may ngã thì bạn có thể bỏ mạng”, kĩ sư xe bus và xe tải hạng nặng Lance Watt nói.

    Hơn nữa, bến đỗ xe của hàng chục những chiếc xe TEB sẽ trông ra sao nhỉ?

    6. Có “đáng đồng tiền bát gạo” không?

    Cái giá của xe bus giạng chân không hề rẻ. Tháng Năm vừa rồi, công ty chế tạo TEB nói rằng chi phí của mỗi chiếc xe lên tới 4,5 triệu USD, với từng đó tiền thì có thể chế tạo được hơn 11 chiếc xe bus không có khí thải.

    Có thể rằng Tuyến Xe Bus Nhanh cũng có thể giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông hiệu quả như vậy. Tôi không chắc công nghệ của chiếc xe bus giạng chân này hơn hẳn các công nghệ hiện tại”, anh David Clarke, kĩ sư dân sự tại Đại học Tennessee nói.

    6. Xe bus mà không phải xe bus

    TEB hoàn toàn có thể đổi tên thành TET - Transit Elevated Train, bởi một khi nó đã chạy trên đường ray thì nó là tàu.

    Chốt lại là: khi có ý tưởng tốt mà lại cộng với thực hiện không ra gì, ta sẽ có cho mình công thức của thảm họa.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ