7 bí ẩn về vũ trụ mà các nhà khoa học chưa giải thích được

    Nguyễn Huyền,  

    Vũ trụ vốn chứa đầy những bí ẩn mà con người vẫn chưa thể khám phá ra được hết.

    Trước giờ khoảng cách vũ trụ xa nhất mà loài người có thể đặt chân lên được mới chỉ là Mặt Trăng, và cũng chỉ có duy nhất 1 trong 4 tàu con thoi mà chúng ta phóng lên, tàu Voyager 1, có thể đi xa khỏi quỹ đạo Mặt Trời. Những gì chúng ta biết được về vũ trụ xa thẳm kia đều là những mảnh thông tin ghép lại từ những vật thể rơi tự do và qua quan sát kính thiên văn.

    Một vài bí ẩn thu hút sự chú ý có tính chất rùng rợn như hiện tượng mặt người trên sao Hỏa (thực chất là bóng của ngọn núi nhìn từ xa) hay vệ tinh hiệp sĩ đen “UFO” (thực chất là mảnh vụn của vệ tinh) đều đã được khai phá.

    Tuy nhiên, vũ trụ là nơi chứa đầy những hiện tượng mà khoa học vẫn chưa giải thích nổi có thể khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ sau hai lần “nhìn nhầm” trên.

    Dưới đây là 7 minh chứng tiêu biểu về những bí ẩn vũ trụ mà con người chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp:

    1. Hố đen

    Gần hố đen là tập hợp những mảnh thiên thạch vụn vỡ trong vũ trụ. Chúng được hình thành sau khi một hành tinh khổng lồ bị vỡ vụn, nổ tung và bị cuốn vào trong một nơi có từ trường mạnh, thậm chí ánh sáng bao quanh cũng bị hấp thụ vào đó.

    Ngay cả khi chúng ta hiểu rõ về cơ chế hoạt động của Hố đen, chúng ta vẫn chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng. Kính thiên văn mà chúng ta dùng để quan sát bức xạ điện từ, ánh sáng và tia X không thể nhìn sâu bên trong của Hố đen. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đoán xem bên trong cái vật thể đó trông như thế nào.

    2. Khoảng trống khổng lồ (the Giant Void)

    Không giống như Hố đen, Khoảng trống khổng lồ không phải là một cái hố trong vũ trụ. Trái lại, Khoảng trống hầu như không chưa vật chất hoặc Vật chất tối. Và cũng khác với Hố đen, ánh sáng có thể xuyên qua Khoảng trống dù các nhà khoa học tin rằng nó chứa Năng lượng tối.

    The Giant Void không phải là khoảng trống duy nhất trong vũ trụ mà nó là khoảng trống lớn nhất, chiều rộng của nó ước lượng vào khoảng 1,3 tỉ năm ánh sáng.

    3. Vật chất tối

    Vật chất tối vẫn còn là một bí ẩn, nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào nó để giải thích cho một vài hiện tượng trong không gian chưa có lời giải đáp. Các nhà nghiên cứu vũ trụ tin rằng vật chất tối chiếm tới 27% trong thành phần cấu tạo nên vũ trụ.

    Một giả thiết khác cũng được đặt ra: Vật chất tối trên vũ trụ là tập hợp các Hố đen nguyên thủy.

    4. Năng lượng tối

    Nếu như 27% thành phần cấu tạo vũ trụ thuộc về Vật chất tối thì 68% thành phần còn lại thuộc về Năng lượng tối (vật chất “thông thường” chúng ta biết chỉ chiếm có 5% mà thôi).

    Cũng giống như Vật chất tối, chúng ta vẫn không biết gì nhiều về Năng lượng tối, nhưng giả thuyết hiện tại cho rằng Năng lượng tối là nguyên nhân đằng sau quá trình mở rộng không gian vũ trụ (trong khi Vật chất tối lại làm chậm lại quá trình này).

    Hầu hết những gì chúng ta biết về Vật chất và Năng lượng tối đều đến từ Bức xạ nền vũ trụ, là lúc các phân tử Hydro lần đầu hình thành bởi bức xạ nhiệt được lưu lại sau khi vụ nổ Big Bang diễn ra khoảng 380.000 năm.

    5. Điểm Hút Lớn (The Great Attractor)

    Bạn cần biết rằng cách chúng ta khoảng 220 triệu năm ánh sáng có một vật thể có sức hút mạnh mẽ đến nổi có thể kéo cả Dải Ngân Hà của chúng ta về phía nó.

    Kể từ khi vụ nổ Big Bang xảy ra, toàn bộ vũ trụ ngày càng được mở rộng, do đó thiên hà của chúng ta có thể dịch chuyển cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nó lại không di chuyển theo hướng đã định ban đầu.

    Quần tụ có lực hút bất thường kể trên được biết đến với cái tên Điểm Hút Lớn (The Great Attractor), và độ sáng của nó phụ thuộc vào chính lực hấp dẫn của nó. Một số người cho rằng Vật chất tối là yếu tố cấu thành nên Điểm Hút Lớn. Những người khác lại cho rằng thiên hà của chúng ta – Dải Ngân Hà – đang che lấp tầm nhìn của chúng ta, khiến chúng ta không biết rằng nó đang ngày càng kéo chúng ta lại gần với vận tốc 22 triệu km/h.

    6. Mặt Trăng bí ẩn của sao Thổ - Peggy

    Nói một cách ngắn gọn, sao Thổ có một mặt trăng nhỏ bí ẩn có tên là Peggy.

    Năm 2013, tàu Cassini của NASA đã chụp bức ảnh vành đai sao Thổ này, vô tình chộp được khoảnh khắc mà các nhà khoa học tin rằng một mặt trăng nhỏ bé mới đang dần được hình thành. Khám phá này đã phần nào làm sáng tỏ cách hình thành của 67 vệ tinh khác của sao Thổ.

    Tuy nhiên, khi phòng nghiên cứu Jet Proulsion của NASA trong một cuộc họp báo về vệ tinh này đã cho biết “vệ tinh này sẽ không lớn hơn nữa, và rất có khả năng sẽ bị phá hủy”. Hiện tại, tình trạng của Peggy vẫn còn là một điều bí ẩn.

    7. “Sao của Tabby” - KIC 8462852

    Ngôi sao KIC 8462852 không chỉ sở hữu một cái tên ấn tượng dễ nhớ mà còn là một vật thể dị thường không có lời giải đáp cách chúng ta 1.500 năm ánh sáng.

    Dường như có thứ gì đó nằm trên đường di chuyển của KIC 8462852 được gọi là “Sao của Tabby”. Khoảng 20% ánh sáng của ngôi sao phát ra bị che khuất khỏi tầm quan sát của chúng ta. Nó cũng không hẳn là một hành tinh dù ngay cả một hành tinh lớn như sao Mộc cũng chỉ che khuất được 1% bề mặt ngôi sao cỡ như KIC 8462852.

    Một số người cho rằng đây là Bọt Dyson, một phiên bản chưa hoàn chỉnh của một siêu cấu trúc mang tên Quả cầu Dyson, bao quanh một ngôi sao và hấp thụ năng lượng do nó phát ra. Chúng ta có thể sẽ biết rõ hơn về những gì đang diễn ra với ngôi sao này cho tới khi NASA tiến hành phóng Tàu con thoi James Webb vào năm 2018. Tuy nhiên, chờ cho tới lúc đó thì “siêu cấu trúc bí ẩn ngoài hành tinh” có vẻ là lời giải thích tương đối hợp lý cho hiện tượng này.

    Tham khảo: Techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ