7 dấu hiệu chỉ có ở nhân viên lười, cần chấn chỉnh ngay

    Phuonlinn,  

    Cho dù những nhân viên lười biếng có ngụy trang khéo léo đến đâu, sếp vẫn có thể dễ dàng phát giác họ thông qua những đặc điểm tính cách sau.

    Ở bất kì môi trường làm việc nào, bạn đều có thể nhận thấy 3 kiểu nhân viên làm việc kém hiệu quả như dưới đây:

    Loại thứ nhất cực kì thân thiện, hòa đồng và được mọi người trong công ty yêu quý đến mức bạn không hề nhận ra rằng năng suất làm việc của họ thực sự không cao.

    Loại thứ hai, chất lượng công việc của họ cứ dần dần sa sút cho tới một ngày, họ rơi xuống cùng nhóm với những nhân viên yếu kém nhất.

    Loại cuối cùng chẳng bao giờ hoàn thành việc gì nên hồn, và cả công ty đều biết điều đó.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất công việc trì trệ, nhưng nhìn chung những người này đều có một số đặc điểm giống nhau. Trách nhiệm của người quản lí là cần nhận biết được những đặc điểm này và từ đó tìm cách thay đổi nhân viên của mình

    1. Hay than vãn

    Lúc nào cũng cho rằng thất bại của mình là do cuộc đời bất công mà thôi.
    Lúc nào cũng cho rằng thất bại của mình là do cuộc đời bất công mà thôi.

    Người hay than vãn, bất kể lí do của họ là gì hay họ than vãn với là ai, thường là những người không sẵn sàng bỏ công sức để làm nên thay đổi. Thay vào đó họ tốn thời gian vào việc than thở về những khó khăn của mình, bởi rõ ràng việc này dễ hơn rất nhiều. Như tác giả John Brandon đã từng đề cập trong một bài báo: “Những người làm việc hiệu quả không bị khó khăn cản bước. Họ cứ tiếp tục làm việc thôi.”

    2. Viện đủ mọi lí do

    Giống như những người chỉ biết than vãn, những nhân viên hay lý do thường có năng suất làm việc không cao. Đôi lần, công việc không như ý, những nhân viên này có thể cho rằng mình bị ảnh hưởng bởi quá nhiều lý do khách quan, nhưng hết lần này đến lần khác hiệu quả công việc vẫn không được cải thiện mà họ vẫn cương quyết đổ lỗi cho cuộc đời bất công ư? Trong trường hợp này thì lỗi hoàn toàn là do bản thân họ rồi. Hãy chú ý đặc biệt đến những nhân viên kiểu này, một hai lần đầu có thể tha thứ nhưng việc này cứ liên tục tái diễn, hãy suy nghĩ về việc có tiếp tục ký hợp đồng với họ hay không.

    3. Hay trì hoãn

    Trì hoãn là bạn thân của lý do lý trấu. Thông thường nhân viên sẽ đẩy lùi deadline vì hết lý do này đến lý do khác, dù công việc có gấp gáp đến đâu họ cũng sẽ thể hiện thái độ "không sao đâu, còn khối thời gian ấy mà!" trước mặt sếp. Cẩn thận hỏng việc như chơi với những nhân viên như vậy, một lần hai lần thì không vấn đề gì nhưng nếu đã trở thành thói quen thì không ổn đâu đấy.

    4. Để mặc mọi việc cho sếp

     Sếp là cây cao bóng cả để ta nương nhờ.

    "Sếp là cây cao bóng cả để ta nương nhờ".

    Có 2 nguyên nhân dẫn đến trường hợp này. Một là nhân viên đó đang hi vọng sếp sẽ tự làm hoặc phân phó công việc lại cho một người khác, hai là nhân viên đó không cảm thấy mình đủ năng lực để tự hoàn thành công việc một mình. Tuy nhiên dù là lí do gì đi chăng nữa cách hành xử như vậy không được chấp nhận ở chốn công sở.

    Một phần của làm việc hiệu quả là hiểu được vấn đề và cố gắng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề, phần còn lại là thực sự muốn giải quyết vấn đề. Lần nào gặp khó khăn cũng chạy tới sếp cầu cứu không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm xáo trộn quy trình làm việc đang hoạt động trơn tru.

    5. Chỉ làm việc nếu được công nhận

    Một người làm việc có tâm sẽ không bao giờ hành động như vậy. Những người này thường chỉ tỏ ra hoạt bát nếu thấy công việc trước mắt có lợi cho họ, còn nếu không ư? Đừng hòng anh đây nhúng tay vào nhé. Một nhân viên thực sự chăm chỉ là khi họ liên tục sáng tạo, liên tục phấn đấu để hoàn thành trọn vẹn công việc của mình chứ không phải chỉ tập trung vào mảng việc được giao mà mặc kệ những công việc khác. Hành động này thể hiện sự hời hợt, không tâm huyết với công việc.

    6. Hời hợt khi làm việc

    Đâu phải việc của tôi, sao tôi phải làm?
    "Đâu phải việc của tôi, sao tôi phải làm?"

    Những kẻ hời hợt này có đầy đủ các đức tính "quý giá" được đề cập ở bên trên: hay viện lý do, trì hoãn công việc, hay phàn nàn, suốt ngày làm phiền sếp... Làm sao một nhân viên có thể làm ra những sản phẩm đáng dùng nếu họ không quan tâm đến công ty, đến định hướng sản xuất của công ty?

    Rất có thể năng lực của nhân viên không phải là vấn đề, vấn đề chỉ là họ đang không được làm những gì mình yêu thích mà thôi.

    7. Không cố gắng hoàn thiện bản thân

    Làm thế này là được rồi, cần gì nhiều?
    "Làm thế này là được rồi, cần gì nhiều?"

    Thậm chí những nhân viên này vẫn chưa nhận ra vấn đề mình mắc phải đâu. Có thể họ luôn hoàn thành công việc được giao, không gặp phải bất cứ lời phàn nàn nào nhưng dần dần họ tự biến mình trở thành robot chỉ biết hoàn thành công việc của mình mà quên mất việc phải sáng tạo và phải yêu nghề.

    Một việc làm thú vị sẽ giúp bạn học được những kỹ năng mới bổ ích và khiến bạn tự hào vì được cống hiến cho nó.

    Bạn thấy đấy, tất cả các tính cách của một nhân viên lười biếng được nhắc tới phía trên đều có liên quan đến nhau như một ván domino vậy. Vậy nên nếu nhìn ra một nhân viên nào có từ 3 đến 4 đặc điểm trong bảng liệt kê phía trên thì hãy cân nhắc kỹ việc có nên tiếp tục làm việc với họ hay không nhé.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ