9 trang web này đã định hình Internet những năm 2000 chúng ta từng biết

    NPQM,  

    Có những kỷ niệm chẳng thể nào quên trong quá khứ mà khi nghĩ lại chỉ còn là những hoài niệm một thời.

    Vào thời kỳ đầu những năm 2000, những trang dịch vụ mạng xã hội nổi lên như một xu hướng mới được cộng đồng mạng đón nhận rất nhiệt tình, mở ra một kỷ nguyên mới cho những hình thức kết nối và giải trí khác tiếp tục phát triển.

    Friendster là một ví dụ tiêu biểu – tên tuổi đình đám xuất hiện trước cả MySpace, để rồi sau đó Facebook đã cướp lấy vị thế đứng đầu cho tới tận bây giờ.

    Tất nhiên Friendster không còn hoạt động nữa, nhưng vẫn còn đó nhiều cái tên kỳ cựu khác vẫn cố gắng thích nghi và bám trụ lấy thị trường Internet hiện nay, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực bên lề khác.

    Dưới đây là danh sách đáng chú ý nhất của những trang web mang đầy hơi thở của quá khứ này:


    1. MySpace

    MySpace bất ngờ nổi trội lên vào giữa thập niên 2000 với vị thế là một đối thủ nặng ký cạnh tranh trực tiếp với Friendster, trước khi có sự xuất hiện của Facebook.

    Cũng như những mô hình mạng xã hội khác, mỗi thành viên tham gia đều có một trang cá nhân riêng, nơi mà những người khác có thể đăng bình luận. Những chi tiết khác có thể được tùy biến, trang trí tùy theo ý thích chủ nhân như trang bìa hoặc những mẩu blog, chia sẻ nhạc…

    Kể từ khi thu được thành công vang dội trong lĩnh vực Internet, MySpace đã hoàn toàn lột xác. Công ty đã tái cơ cấu và đặt lại thương hiệu vào năm 2013, với trọng tâm đặt ra nhắm đến cả khía cạnh âm nhạc và thu âm.

    Họ cũng phát triển một ứng dụng của riêng mình, cho phép người dùng tự tạo danh sách nhạc phục vụ nhu cầu giải trí của bản thân. Không giống như Facebook, mọi người tạo lập những “kết nối” chứ không “kết bạn” với nhau, từ đó những dịch vụ phát nhạc và video được triển khai và đăng tải trên website.


    2. Match.com

    Match.com là một trong những trang web hẹn hò đầu tiên trên thế giới, được ra mắt vào năm 1995. Rất nhiều những tính năng riêng của trang web như trang cá nhân tối ưu hóa thông tin bản thân, tập trung vào những điểm mấu chốt và chức năng nhắn tin với những bạn hẹn lý tưởng đã được nhiều đối thủ khác học tập và bắt chước sau này.

    Ngày nay, Match.com vẫn thừa hưởng nhiều ưu điểm sẵn có như vậy. Hầu như không có nhiều sự thay đổi trong giao diện, ngoài việc được làm mới và cập nhật cho phù hợp với xu hướng chia sẻ di động và đa phương tiện hiện nay. Mọi dịch vụ cung cấp trên web đều miễn phí, nhưng thành viên cũng có thể đăng ký quyền lợi cao hơn (có trả phí) để có thể khiến cho trang cá nhân của mình nổi bật, thu hút hơn người khác.

    Khi đăng ký tham gia, ai cũng phải trải qua những câu hỏi bắt buộc, về sở thích, tính cách, định hướng, và cả mức thu nhập trung bình, để từ đó tìm kiếm những người khác có nhiều điểm chung.


    3. LiveJournal

    LiveJournal là một nơi lý tưởng cho giới trẻ đăng những truyện blog của mình vào những năm cuối thập niên 2000. Dịch vụ này nổi tiếng nhờ vào lựa chọn sử dụng cả hai loại blog cá nhân (có thể cài đặt riêng tư hoặc công cộng) và những “cộng đồng” nơi người dùng có thể tụ họp lại và thảo luận những chủ đề yêu thích.

    Tính đến bây giờ, LiveJournal vẫn giữ được hầu hết thiết kế như trước, kể cả những mục đăng blog cổ điển và khu vực bàn luận các chủ đề. Trang chủ nay có thêm một phần dành cho quảng cáo, có thể đặt thuê. Hầu như chúng đều được đặt dành cho những mẩu tin chuyện phiếm, trao đổi thường ngày sôi nổi.


    4. Xanga

    Trước đây, Xanga cũng từng được coi là một nền tảng blog được ưa chuộng phần lớn bởi học sinh trung học kể cả khi cạnh tranh trực tiếp với LiveJournal và Blogger. Có khá nhiều điểm tương đồng giữa những cái tên trên: khu vực đăng blog, bình luận và “props” (tương tự “like” ngày nay).

    Tuy nhiên, trong số đó nổi lên một tính năng độc đáo nhất của Xanga, đó là thanh công cụ: Người dùng có thể tự do thể hiện cá tính và sở thích của mình bằng những thông tin tiểu sử cũng như tính cách bản thân, kèm theo những ví dụ thực tế trong cuộc sống.

    Giờ đây, gần như không còn ai tiếp tục sử dụng Xanga nữa, và trang chủ cũng chỉ hiển thị lời nhắn nhủ cuối cùng của đội ngũ phát triển được đăng lên vào tháng 2 năm 2015.


    5. eBaum's World

    eBaum’s World trở nên phổ biến nhờ vào dịch vụ cho phép đăng tải video, các đoạn hoạt hình tùy ý hoặc những danh sách nhạc ưa thích của người nổi tiếng. Mọi người tìm đến dịch vụ cũng như nhu cầu tương đương dành cho giải trí và thư giãn khác.

    eBaum’s World giờ tập trung chủ yếu vào chia sẻ thư viện ảnh và các tin tức, bài đăng đính liền liên kết với các video YouTube. Mỗi video chỉ đi kèm với một lời chú thích và vài tiêu đề vắn tắt, còn các tư liệu ảnh hầu hết đến từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau nhưng không rõ ràng.


    6. Ask Jeeves

    Ask Jeeves từng là một trang web tìm kiếm nổi tiếng trước khi bị nắm quyền thống trị bởi sự lên ngôi của Google.

    Bộ máy tìm kiếm của Ask cung cấp những công cụ cơ bản nhất, nhưng nét đặc biệt nằm ở chỗ người dùng có thể nhập những câu hỏi theo ngữ cảnh hoàn toàn tự nhiên như “What’s the weather like today?”…

    Năm 2006, linh vật của trang web – Jeeves – được bỏ qua và đổi tên thành Ask.com. 3 năm sau, tên gọi cũ bỗng quay trở lại nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, và từ đó đến nay Jeeves lại trở về số phận hẩm hiu của mình.


    7. Homestar Runner

    Series phim hoạt hình Homestar Runner của Flash nhận được rất nhiều sự yêu thích và chú ý của những khán giả trẻ trên Internet khi hai anh em Matt và Mike Chapman lần đầu đưa lên mạng vào đầu những năm 2000. Bộ phim diễn tả những nhân vật độc đáo, bao gồm những câu chuyện hài hước thú vị liên quan đến Homestar Runner, Strong Bad, Cheat…

    Sau khi bị tạm dừng vào khoảng thời gian 2009-2015, series phim được tiếp tục chiếu nhưng với tần suất vài lần 1 năm thay vì 1 lần/tháng như thời gian trước.

    Bốc cục và khuôn mẫu bộ phim vẫn không thay đổi nhiều. Lần phát gần nhất, với thời lượng chiếu 31 phút, được ra mắt vào Cá Tháng Tư năm 2016. Bất ngờ là video đó được nhúng mã thông qua YouTube chứ không đưa lên trực tiếp trên trang chủ của Flash.


    8. MTV News

    Có thể bạn chưa từng nhận ra rằng MTV cũng sở hữu một dịch vụ tin tức ăn khách vào đầu thập niên 2000, dù thực chất công ty được biết đến nhiều hơn bởi những hoạt động nổi bật của mình trong lĩnh vực âm nhạc phổ biến.

    MTV News vào năm 2006 như thể một cuốn tạp chí dành riêng giới trẻ vậy. Tuy nhiên, càng ngày MTV News càng được cải tiến và trở nên phù hợp hơn với nhiều độ tuổi, đi cùng với những chương trình có yếu tố chính trị và phỏng vấn với những đạo diễn hoặc các tên tuổi nổi tiếng khác trong ngành công nghiệp giải trí.


    9. AltaVista

    Trước khi Google trở thành bộ máy tìm kiếm được ưa chuộng nhất trên thế giới, AlteVista cũng từng được coi là một ứng viên đi đầu trong cùng lĩnh vực. Website này cũng mang trong mình nhiều tính năng Google có hiện nay, như tìm kiếm web, hình ảnh, video và tùy biến lọc kết quả nữa. Ngoài ra còn có thêm những kênh thông tin đặc biệt được đề nghị đi kèm.

    Nhưng nếu chủ động truy cập vào địa chỉ trang web như thời xưa, bạn sẽ được điều hướng tới Yahoo Search. Được biết, dịch vụ này cũng đã trải qua nhiều thương vụ mua bán trước khi cập bến Yahoo vào năm 2003 để cạnh tranh với Google.

    Tham khảo: Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ