Amazon vừa mua lại Cloud9 để bổ sung thêm sức mạnh cho nền tảng đám mây

    Nguyễn Hải,  

    Dù đang dẫn đầu thị trường nhưng Amazon vẫn tiếp tục củng cố vị trí này bằng các thương vụ mua lại để bổ sung công cụ cho nền tảng của mình.

    Amazon Web Services (AWS) vừa thực hiện một vụ mua lại để tiếp tục bổ sung thêm các dịch vụ mà họ cung cấp trên nền tảng lưu trữ đám mây của mình.

    Cụ thể, AWS vừa mua lại Cloud9, một startup tại San Francisco đã xây dựng một môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho các nhà phát triển web và di động có thể cộng tác với nhau.

    Tin tức này được công bố bởi chính Cloud9 trên trang web của mình. Trong đó cũng cho biết rằng công ty sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ hiện có của mình, đồng thời nỗ lực để xây dựng các công cụ mới cho AWS.

    Tuy nhiên, các điều khoản của việc mua lại đã không được tiết lộ.

    Chúng tôi vui mừng khi cho các bạn, những người dùng và khách hàng, là những người đầu tiên biết rằng chúng tôi đã được Amazon mua lại. Chúng tôi sẽ gia nhập vào gia đình Amazon Web Services, và chúng tôi mong muốn được làm việc cùng nhau để có được các dịch vụ khách hàng tuyệt vời trong tương lai.” Đồng sáng lập Cloud9, Reuben Daniels viết.

    Trong khi đó, các bạn sẽ vẫn có thể sử dụng vào và tiếp tục đầu tư một cách an toàn vào Cloud9. Nó sẽ vẫn hoạt động như bình thường – chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng Ace Open Source và cung cấp các dịch vụ sáng tạo của chúng tôi cho các bạn và hàng trăm nghìn khách hàng trên toàn thế giới. Theo thời gian, chúng tôi sẽ làm việc cùng AWS để làm được nhiều điều hơn nữa cho các bạn.”

    Được thành lập năm 2010, ngày nay Cloud9 hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ lập trình khác nhau và cho phép các nhóm làm việc từ xa với nhau để phát triển và chỉnh sửa code (với một tùy chọn sử dụng bộ chỉnh sửa code trực tuyến của họ hoặc dùng workspace của Ubuntu).

    Nếu nhìn vào sự phân tán về địa lý mà các nhóm làm việc cùng nhau có thể có ngày nay, có thể thấy các dịch vụ như vậy sẽ trở nên cần thiết như thế nào trong công việc. Các khách hàng đã sử dụng Cloud9 bao gồm Soundcloud, Atlassian và Salesforce. Dịch vụ này được xây dựng xung quanh một mô hình với các mức chi phí, như miễn phí, 19 USD/người dùng/tháng, 29 USD/người dùng/tháng, và mức “doanh nghiệp” (tính giá dựa trên quy mô).

    Hiện vẫn chưa rõ khi thuộc về AWS, mức giá sẽ thay đổi như thế nào, nhưng Amazon vốn có truyền thống thu hút các nhà phát triển bằng mức giá cực kỳ cạnh tranh, kiếm lời trên quy mô lớn để tạo ra doanh thu cao.

    Cho đến nay, đó sẽ là một thắng lợi kết hợp của Amazon. AWS là một trong những cỗ máy kinh doanh lớn nhất của Amazon – năm ngoái, sau khi vượt qua mức 1 triệu người tích cực, nền tảng này cũng vượt qua mức doanh thu 7,3 tỷ USD – vì vậy nó là điều dễ hiểu khi AWS bổ sung thêm các dịch vụ để gia tăng lượng tiền sản sinh ra từ những người dùng hiện tại của mình.

    Tuy nhiên, đây lại có thể là tin xấu cho các bên thứ ba cung cấp các IDE khác như Nitrous và Koding. AWS cùng với Azure từ Microsoft, là một trong những nền tảng đám mây phổ biến nhất cho ứng dụng di động và các startup đặt dữ liệu và truyền tải dịch vụ của họ, và việc được bổ sung thêm Cloud9 sẽ làm cho tiến trình công việc giữa AWS và IDE đặc biệt này trở nên liền mạch hơn.

    Các đối thủ khác cũng cạnh tranh với AWS trong lĩnh vực này bao gồm Microsoft, có thể có cả Slack, được sử dụng cho việc hợp tác và năm ngoái đã mua lại Screenhero, nhằm cho phép các nhà phát triển chia sẻ màn hình làm việc của họ như một cách để bỏ qua việc phải sử dụng các môi trường mã hóa riêng biệt.

    Theo CrunchBase, Cloud9 đã gọi được số vốn 5 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm cả Accel và Balderton. Đây là số tiền tương đối khiêm tốn so với thung lũng Silicon.

    Tham khảo TechCrunch

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ