AMD công bố thông số của thế hệ Polaris: Tôi thấy hoa đỏ trên cỏ xanh!

    Mers,  

    Thông số của Polaris cho chúng ta thấy được chiến lược mà hãng card đồ họa màu đỏ dùng để đối đầu với người khổng lồ xanh.

    Ngay từ đầu AMD đã khẳng định Polaris sẽ đem đến sự cải tiến lớn nhất từ xưa đến nay trong các series card màn hình phổ thông Radeon của mình. Đồng thời AMD cũng khẳng định trọng tâm phát triển của hãng cho thế hệ RX 400 sẽ là hiệu suất hoạt động.

    Sau sự ra mắt vừa rồi tại E3, người tiêu dùng cuối cùng cũng được chiêm ngưỡng và trực tiếp so sánh giữa lời hứa và sản phẩm thực tế. Thú vị hơn nữa là chiến lược của AMD trong cuộc ganh đua với NVIDIA.

     Sự khác biệt giữa hay phiên bản GPU thể hiện rõ ở cả số đơn vị xử lý CU, tốc độ tính toán và băng thông dung lượng. Cả hai GPU đều sử dụng GDDR5 thay vì HBM.

    Sự khác biệt giữa hay phiên bản GPU thể hiện rõ ở cả số đơn vị xử lý CU, tốc độ tính toán và băng thông dung lượng. Cả hai GPU đều sử dụng GDDR5 thay vì HBM.

    Với thông số của Polaris vừa được thông báo, ta có thể trả lời một cách cụ thể hơn câu hỏi:

    Polaris là gì, Polaris 10 và 11 khác nhau thế nào?

    Polaris là bộ GPU mới xây trên nền vi kiến trúc 14 nm FinFET và chính thức gồm Polaris 10 và 11. Trong khi đó NVIDIA xây dựng thế hệ chip Pascal của mình trên nền 16 FinFET của một nhà sản xuất khác.

    Polaris 10 còn được biết đến với cái tên "Ellesmere" có thể coi như là mẫu truyền nhiệm GPU Tonga và Tahiti của thế hệ RX 200 và RX 300 trước đây. Trong khi đó Polaris 11, hay "Baffin", anh lớn trong hai anh em sẽ hướng sự tập trung của mình hoàn toàn vào phân khúc tầm trung.

     Polaris 10.

    Polaris 10.

    Với tốc độ xử lý phép tính từ 2 TFLOPs trở lên, card màn hình trên nền Polaris 11 sẽ có xung nhịp cơ bản giao động từ 975MHz đến 1220MHz. Và dù chưa chính thức công bố, Radeon RX 460 chắc hẳn dựa trên Polaris 11 trong khi 2 đàn anh RX 470 và RX 480 đều được xây trên nền Polaris 10.

    Một điều khác có thể nhận ra là do số đơn vị tính toán (số CU) trong RX 480 và trên Polaris 10 như nhau, nên RX 480 gần như chắc chắn là phiên bản card mạnh nhất của thế hệ GPU mới này. Trừ trường hợp AMD chế tạo riêng một nhân đồ họa đặc biệt cho các bản Custom của các hãng sản xuất sau này.

     Có thể thấy ngay chip của RX 480 và RX 470 (trên) nhỏ nhắn hơn nhiều so với chip sử dụng cho R9 285, R9 380 và R9 380X (dưới), trong khi lại sở hữu nhiều đơn vị chip CU hơn.

    Có thể thấy ngay chip của RX 480 và RX 470 (trên) nhỏ nhắn hơn nhiều so với chip sử dụng cho R9 285, R9 380 và R9 380X (dưới), trong khi lại sở hữu nhiều đơn vị chip CU hơn.

    Với 2304 luồng xử lý đồng thời (Stream Processor) chứa trong 36 đơn vị xử lý (CU) của Polaris 10, Polaris 11 với số CU chỉ 16 (đáp ứng 1024 luồng xử lý) sẽ tạo ra một sự cách biệt về đối tượng khách hàng cũng như giá cả.

    Và điều này được thấy rõ trong chiến lược phát triển kinh doanh của AMD.

    Chiến lược của AMD trong phân khúc tầm trung và đối tượng khách hàng sử dụng Laptop

    Với khẳng định gia tăng hiệu suất card màn hình lên gấp 2,8 lần so với thế hệ card trước, công suất tiêu thụ điện của Polaris 10 và 11 chắc hẳn sẽ ấn tượng.

    Và điều này rất đúng khi trực tiếp so sánh với thế hệ card trước đây:

     Có thể thấy RX 470 tạo ra một khoảng cách lớn giữa 2 thế hệ GPU trong khi lại chỉ sử dụng đến một phần công xuất tiêu thụ so với trước

    Có thể thấy RX 470 tạo ra một khoảng cách lớn giữa 2 thế hệ GPU trong khi lại chỉ sử dụng đến một phần công xuất tiêu thụ so với trước

    Với mức giá rẻ hơn trên 100 USD so với R9 390, RX 480 với giá 199 USD là một món hời, đặc biệt khi RX 480 hoàn toàn đủ sức chiến game khủng trên VR.

    Có thể thấy rõ cải tiến về hiệu năng của RX 480 khi so với R9 380, và RX 480 thực hiện điều này chỉ với công suất điện tiêu thụ 150 W.
    Có thể thấy rõ cải tiến về hiệu năng của RX 480 khi so với R9 380, và RX 480 thực hiện điều này chỉ với công suất điện tiêu thụ 150 W.

    Một điều cần chú ý đến nữa là do công suất tiêu thụ thấp hơn xen lẫn hiệu năng cao hơn, thế hệ chip mobile trên laptop của serie RX 400 có thể sẽ tạo nên một cách mạng. Chính AMD tuyên bố sẽ đem đến cấu hình chơi game ngang với thế hệ console hiện đại đến với laptop tầm trung.

     Hiệu năng tăng lên đáng kể trong khi công xuất tiêu thụ chỉ còn dưới một nửa so với thế hệ trước

    Hiệu năng tăng lên đáng kể trong khi công xuất tiêu thụ chỉ còn dưới một nửa so với thế hệ trước

    *Một điều cần lưu ý với người dùng laptop là từ thế hệ này tên mẫu card màn hình phiên bản mobile sẽ có chữ M đằng sau ten card tương tự NVIDIA. Ví dụ phiên bản mobile của card RX 480 đầy đủ sẽ là Radeon RX 480M.

    Dù là một điều AMD thông báo từ sớm, sự ra mắt của thế hệ card màn hình giá rẻ và tầm trung dựa trên GPU Polaris trước những đại diện vạm vỡ của đối thủ NVIDIA cũng là một điều đáng quan tâm. Có thể thấy hai phe gần như đã hành động một cách ăn nhập với nhau thay vì cho đội hình card màn hình của mình "lăn xả" vào nhau trong cuốc chiến tranh giành thị phần.

    Tuy vậy, AMD cũng không hoàn toàn bỏ cuộc khi theo đánh giá một bộ RX 480 kép có thể gây khó dễ cho GTX 1080 trong việc giữ thế độc tôn về hiệu năng, trong khi giá 2 chiếc RX 480 cũng chỉ lên đến 400 USD.

    Ngược lại, NVIDIA sẽ ra mắt GTX 1060 sớm nhằm đem đến sự cạnh tranh cần thiết trong phân khúc tầm trung, tuy hiệu quả của giải pháp này vẫn còn là một điều gây bàn cãi.

    Khác với RX 300, serie RX 400 đã thực sự đem đến những bước cải tiến rõ ràng thay vì chỉ "xào nấu lại" công nghệ cũ. Tuy vậy, cuộc đối mặt có phần tránh né nhau giữa AMD và NVIDIA phần nào làm cho làng công nghệ có phần hững hờ khi AMD chưa lộ mặt bất cứ đại diện nào có thể khuất phục GTX 1080 hay chí ít là GTX 1070 đến từ NVIDIA.

     GTX 1080 vẫn đang chờ đợi đối thủ xứng tầm.

    GTX 1080 vẫn đang chờ đợi đối thủ xứng tầm.

    Ngóng chờ át chủ bài của AMD

    Sự cạnh tranh có thể thấy là gắt gao của AMD không dừng lại ở phân khúc giá rẻ và tầm trung. Tuy theo nhà sản xuất AMD, Polaris đã "hết đạn" với 3 mẫu card gói gọn thế hệ GPU là RX 460, RX 470 và RX 480, AMD sẽ cho ra mắt khẩu đại bác Vega sử dụng công nghệ HBM2 hoàn toàn mới của mình vào năm 2017.

    Khi đó đại diện GTX 1080 có lẽ không còn chiếm giữ ngôi vị của mình nữa mà thay vào đó, đối thủ của GPU Vega 10 có thể sẽ là một đối thủ xứng tầm hơn như GTX 1080 Ti. Và nếu tin đồn có thực, và những card đồ họa dựa trên GPU thế hệ Vega có thể sở hữu đến 32 GB dung lượng cùng với băng thông vượt trội, lần này NVIDIA mới là phe cần "phải bắt kịp với thời đại".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày