Apple đang thất bại tại Trung Quốc vì bảo mật quá cao?

    TRUNG MẾN, Theo bizlive 

    Sự hy vọng vào một thị trường mang lại nguồn thu lớn nhất nay đã trở thành sự thất vọng và nỗi lo lắng lớn nhất thế giới.

    Khi CEO của Apple, ông Tim Cook đến thăm Starbucks Trung Quốc vào năm ngoái, ông định thanh toán bằng Apple Pay.

    Và tất nhiên ông đã không thể làm được việc này, bởi Apple Pay đơn giản không hoạt động được ở Trung Quốc. Cùng lúc đó ông lại không có tài khoản thanh toán tại hệ thống thanh toán phổ biến nhất Trung Quốc, chính vì vậy, trợ lý phải trả tiền cafe cho ông.

     Ảnh: CNN

    Ảnh: CNN

    Khi hoạt động tại Trung Quốc, Apple thường gặp những khó khăn như vậy. Họ khó lòng thu hút được người dùng vốn đã quen với các ứng dụng địa phương như WeChat của Tencent, theo khẳng định của Financial Times.

    “Cạnh tranh ở Trung Quốc rất khó và không dễ để làm được việc đó một sớm một chiều. Sự khác biệt mà Apple có được đến từ nội dung và dịch vụ đi kèm với phần cứng. Điều này không tạo được nhiều khác biệt tại Trung Quốc”, chuyên gia phân tích tại CCS Insight, ông Geoff Blaber, nhận xét.

    Mới đây, Apple công bố doanh thu tại Trung Quốc giảm 10% trong quý vừa qua, và như vậy doanh thu quý của Apple tại thị trường này đã giảm đến sáu quý liên tiếp.

    Kết quả này không khỏi khiến lãnh đạo Apple chán nản bởi mới chỉ hai năm trước, Trung Quốc được coi như thị trường cực kỳ tiềm năng của Apple, lãnh đạo Apple kỳ vọng Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới.

    Sự hy vọng vào một thị trường mang lại nguồn thu lớn nhất nay đã trở thành sự thất vọng và nỗi lo lắng lớn nhất thế giới.

    Apple từng nói rằng khó khăn lớn nhất của Apple chính là chinh phục được thị trường Hồng Kông. Còn với thị trường đại lục, doanh thu bán hàng trong quý gần nhất vẫn cải thiện, thậm chí tăng 6% nếu tính đến biến động tỷ giá.

    “Chúng tôi cảm thấy hài lòng với doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục, doanh số của thị trường này nhiều khả năng tiếp tục sẽ tăng”, theo khẳng định của giám đốc tài chính Apple, ông Luca Maestri.

    Tuy nhiên, cùng lúc đó, rất nhiều người Trung Quốc đại lục có thói quen đến Hồng Kông để mua các sản phẩm của Apple. Cũng theo chính Apple, phần lớn điện thoại iPhone bán được tại Hồng Kông chính để phục vụ cho các khách du lịch Trung Quốc đại lục thích sang Hồng Kông mua đồ Apple. Và doanh số bán tại đây đang giảm nhanh.

    Giới chuyên gia phân tích chỉ ra rằng điện thoại iPhone giờ đây không phải quá nổi bật so với các dòng điện thoại thông minh do chính Trung Quốc sản xuất, trong khi đó giá mỗi chiếc điện thoại lại đắt hơn ít nhất 150USD, chính vì vậy, động lực mua iPhone của khách Trung Quốc đến Hồng Kông không còn được như trước.

    Ngoài ra, kênh phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng của các hãng điện thoại địa phương phổ biến và hiệu quả hơn Apple, theo nhận xét của nhiều chuyên gia công nghệ.

    “Trong khoảng từ sáu đến tám quý gần nhất, doanh số bán hàng của Apple đã bắt đầu giảm ở Trung Quốc”, chuyên gia phân tích tại Canalys, ông Ben Stanton, chỉ ra.

    Khi các công ty Trung Quốc sản xuất ra ngày một nhiều các dòng điện thoại thông minh với giá cả phải chăng, tính năng tốt, Apple bắt đầu gặp khó. Sự thống trị của WeChat, sản phẩm giúp cho người dùng nhanh chóng cài đặt nhiều ứng dụng mini đi kèm, khiến người dùng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều nếu so với hệ điều hành iOS vốn chỉ Apple độc quyền.

    WeChat đã chọn đúng dịp iPhone kỷ niệm 10 năm để tung ra hệ thống ứng dụng mini đi kèm và trở thành ứng dụng duy nhất cung cấp các ứng dụng mini cho App Store trên iPhone.

    Cấu trúc của WeChat cho phép người dùng thao tác được phần lớn các chức năng thông thường bên trong ứng dụng này, người dùng Trung Quốc đơn giản có thể tiếp cận với dịch vụ mà họ muốn dù họ sử dụng iPhone hay điện thoại chạy Android.

    Khi người dùng đã dễ dàng có những gì họ muốn, họ sẽ bớt hứng thú với hệ sinh thái iOS với những ứng dụng, nội dung và thiết bị chỉ tương thích với iPhone.

    Trong tuần qua, điện thoại của Apple đã bị gạt thẳng tay ra khỏi những dòng điện thoại được chấp thuận thanh toán trên phương tiện công cộng của thủ đô Bắc Kinh. Trong khi đó, điện thoại chạy hệ điều hành Android tất nhiên có vị trí vững vàng.

    Lý do đơn giản bởi Apple vẫn giữ hệ thống thanh toán không danh tính cho ứng dụng Apple Pay và không chịu tích hợp hệ thống của họ với những hệ thống thanh toán phổ biến như WeChat của Tencent và Alipay của Alibaba.

    Kết quả, Apple Pay hoàn toàn không có chỗ đứng tại thị trường thanh toán di động của Trung Quốc có quy mô lên đến 8,8 nghìn tỷ USD.

    CEO của Apple gặp vấn đề khi muốn sử dụng Apple Pay tại Starbucks Trung Quốc bởi điện thoại của ông không kết nối với Union Pay, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ phổ biến tại Trung Quốc.

    Với những gì được nói đến ở trên, không khó hiểu tại sao chỗ đứng của Apple tại Trung Quốc ngày một yếu hơn. Ở thời điểm cuối quý Hai năm 2017, Apple có 8% thị phần tại thị trường Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với con số 12% ở thời điểm cuối quý Một năm 2014.

    Với mức thị phần như hiện tại, thị phần mà Apple có được thấp hơn rất nhiều so với Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi. Tuy nhiên, tất nhiên tỷ suất lợi nhuận của Apple cao hơn bởi điện thoại của Apple đắt hơn.

    Các nguyên tắc riêng tư của Apple đang tự hại họ tại Trung Quốc.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày