Apple sẽ mất 109 đô/ngày từ giờ đến lúc đền iPad mới cho một khách hàng nữ

    NPQM,  

    Có vẻ như Apple sau lần này sẽ phải rút ra thêm nhiều kinh nghiệm nhớ đời khi quản lý dịch vụ người dùng ở từng nước.

    Một thẩm phán tại Hà Lan vừa mới ra quyết định bắt buộc Apple phải thay thế những sản phẩm iPhone, iPad bị lỗi, hư hỏng của mình thành hàng mới thực sự, không chấp nhận đổi trả hàng sửa chữa hay tái sản xuất, tân trang lại.

    Thực chất, vụ việc này liên quan đến một người phụ nữ từng mua một chiếc iPad Air 2 ở cơ sở AppleCare từ năm 2015, nhưng chỉ sau 4 tháng sử dụng, nó đã gặp vấn đề với đường truyền Wi-Fi tiếp nhận, và sau đó Apple đã thay nó bằng một thiết bị iPad đổi trả bảo hành khác.

    Nói đến chiếc iPad thay thế mà Apple đưa cho người phụ nữ này, nó thật ra được tái sản xuất từ những bộ phận vẫn còn chất lượng như mới, được tái sử dụng từ nhiều nguồn, hay chúng ta vẫn gọi là "hàng tân trang". Nhưng Apple có nói rằng công ty vẫn đưa chúng thông qua những tiêu chuẩn giám sát và sản xuất đúng theo nguyên tắc như một máy mới hoàn toàn.

    Tuy nhiên, người phụ nữ đã từ chối động thái đó của Apple và đưa vụ việc ra tòa, để rồi cuối cùng tòa đã tuyên bố rằng Apple phải đưa ra một sản phẩm mới hoàn toàn cho khách hàng. Tất nhiên, trong trường hợp máy gốc của khách vốn đã là máy đổi trả làm từ linh kiện phục chế thì Apple vẫn được quyền thay bằng một thiết bị phục chế tương tự, nhưng nếu là máy mới mua từ AppleCare chính thức như ở đây thì không.

    Đây vốn là một khía cạnh có cơ sở liên quan đến một điều luật của Hà Lan về các thiết bị phục chế, trả bảo hành, nhưng Apple cũng có phản ứng nghiêm túc khi cho rằng một thiết bị tái sản xuất - như khi họ đưa lại cho người phụ nữ kia - là khác hoàn toàn so với một thiết bị phục chế như điều luật nói đến, cho nên không thể đánh đồng chúng được.

    Dù vậy, Tòa án Hà Lan vẫn quyết định phạt Apple 109 USD/ngày cho tới khi công ty hoàn thành thủ tục cấp lại iPad cho người phụ nữ.

    Theo quan điểm đưa ra từ Apple, việc tái sử dụng và sản xuất từ các linh kiện cũ vẫn đảm bảo chất lượng là một hành động đúng đắn và tiết kiệm chính đáng. Nhưng nhiều khách hàng vẫn có thể không đồng tình và lo sợ về quyền lợi cũng như trải nghiệm, chất lượng của một máy như vậy so với máy mới nguyên, dù cho giá bán có thấp hơn để bù đắp thế nào đi nữa.

    Hiện tại, Apple đang trong quá trình xin được cấp phép bán các thiết bị phục chế ở Ấn Độ, nơi họ tin rằng sẽ sử dụng chiến thuật thiết bị giá rẻ của mình để kích cầu tiêu dùng và mở rộng mạng lưới khách hàng thân thiết.

    Tham khảo: cultofmac

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ