Apple thẳng tay “trừng trị” các nhà cung cấp cô-ban tại Công-gô sử dụng lao động trẻ em

    Le Min Kop,  

    Táo khuyết tuyên bố tạm ngưng nhập cô-ban từ các hầm mỏ thủ công ở Công-gô giữa lúc xuất hiện cáo buộc về việc tái diễn tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong điều kiện khắc khổ.

    Năm ngoái, tờ Washington Post đã có loạt bài điều tra phơi bày thực trạng tàn khốc tại các chuỗi cung ứng cô-ban ở Công-gô, nơi trẻ em phải lao động trong điều kiện rất độc hại. Thậm chí đã có người tử vong.

     Tái diễn tình trạng trẻ em làm việc trong các hầm mỏ cô-ban.

    Tái diễn tình trạng trẻ em làm việc trong các hầm mỏ cô-ban.

    Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền khác cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Nhưng mới đây, Đài truyền hình Sky News của Anh phản ánh ttình trạng trên vẫn còn tiếp diễn.

    Theo Washington Post, một công ty Trung Quốc có tên Zhejiang Huayou Cobalt đóng vai trò đầu mối mua lại cô-ban tại Công-gô rồi bán cho các nhà sản xuất lớn như Apple.

    Năm ngoái, Táo khuyết cam kết sẽ làm sạch chuỗi cung ứng nhưng khuyến cáo hành động của họ chắc chắn ảnh hưởng tới các thợ mỏ ở Công-gô. Khai thác cô-ban trở thành nguồn thu nhập chính của hàng trăm ngàn người nơi đây, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

    Trước thông tin Sky News đưa ra đầu tuần này, Apple đã thông báo ngừng mua cô-ban từ các hầm mỏ khai thác thủ công.

    Chúng tôi đã lên chương trình cụ thể với Huayou để thẩm tra các hầm mỏ theo tiêu chuẩn của chúng tôi và chỉ những mỏ thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ theo quy định mới được hợp tác trở lại”, Apple cho biết trong một tuyên bố.

    Apple và nhiều nhà sản xuất khác phụ thuộc vào nguồn cung cô-ban từ Công-gô.
    Apple và nhiều nhà sản xuất khác phụ thuộc vào nguồn cung cô-ban từ Công-gô.

    Cô-ban đóng vai trò quan trọng để sản xuất pin lithium-ion, vốn là chi chiết cung cấp điện năng cho máy tính xáy tay, điện thoại thông minh. 60% sản lượng cô-ban toàn thế giới đến từ đất nước Công-gô.

    Apple cho biết trong năm nay sẽ tiến hành rà soát lại các nhà cung cấp cô-ban cũng như các “khoáng sản xung đột” khác gồm thiếc, vonfram, tantali và vàng ở Công-gô. Mọi thông tin sẽ được minh bạch hóa để tránh tiếp tay cho các hoạt động xâm hại tới quyền con người.

    Một phát ngôn viên của Huayou Cobalt cho biết, công ty đang điều tra về những cáo buộc Sky News đưa ra và yêu cầu đài truyền hình Anh thông tin chi tiết về vụ việc.

    Ở động thái khác, Táo khuyết nói rằng họ đang tiếp tục làm việc với các đơn vị phía Công-gô để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và chấm dứt tình trạng sử dụng trẻ em. Hãng hy vọng có thể sớm giải quyết mọi vấn đề liên quan để nhập trở lại cô-ban từ các hầm mỏ thủ công.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày