Bạn sẽ choáng ngợp với vô lăng điều khiển xe Công thức 1: nó thậm chí có cả nút bấm cho tay đua uống nước

    Dink,  

    Khó hơi bấm tay cầm chơi điện tử nhiều.

    Xe Công thức 1 ngày nay có thể được coi là một kì quan công nghệ, là một trong những cỗ máy tuyệt vời nhất từng được chế tạo ra. Và để điều khiển được con quái vật đường đua ấy băng qua những khúc cua nghẹt thở, bạn không thể rời tay khỏi vô lăng rời mắt khỏi đường đua một giây nào cả.

    Và vì thế, cái thứ mà bạn không thể rời tay được ấy, chiếc vô lăng có vô vàn nút bấm sẽ có toàn bộ chức năng cần thiết để bạn có thể điều chỉnh ngay khi đang lái: từ chỉnh hệ thống xe, chỉnh số chỉnh phanh cho tới cả hệ thống uống nước.

    Dưới đây là một cái nhìn sơ qua về một thể thống vô lăng như thế, chiếc vô lăng của đội đua McLaren Honda:

     Trông như một tay cầm chơi điện tử cực kì tiên tiến.

    Trông như một tay cầm chơi điện tử cực kì tiên tiến.

    Quá lằng nhằng phải không? Dưới đây là những lời giải thích cặn kẽ:

    Nút PLS ("Pit lane speed" chứ không phải "Please" nhé) - Khi ấn nút này, xe tiến vào được pit sẽ không thể "chẳng may" chạy nhanh quá. Tộc độ giới hạn của xe lúc này chỉ đạt tới mốc 100 km/h.

    Đồ uống - xe sẽ được trang bị một túi nước lọc riêng hoặc bất cứ loại nước giải khát gì mà vận động viên yêu cầu. Nước sẽ được đưa qua một ống hút đặt trong mũ bảo hiểm, cung cấp nhu cầu thiết yếu này cho người lái trong những vòng đua căng thẳng.

    Nút OT (Nút bứt tốc) - xe sẽ được bổ sung một lượng sức mạnh lớn trong một thời gian ngắn, thường đường sử dụng để vượt đối thủ.

     Một mẫu vô lăng khác cũng của McLaren.

    Một mẫu vô lăng khác cũng của McLaren.

    DRS (Hệ thống giảm sức ì xe) - Điều chỉnh cánh ở phần đuôi xe nhằm làm giảm sức ì, nó có tác dụng tương đương với Nút bứt tốc nhưng khác ở chỗ nó không thay đổi sức mạnh động cơ. Theo luật, hệ thống này sẽ bị khóa trong hai vòng đầu của cuộc đua, bên cạnh đó họ chỉ bật được khi cách xe phía trước 1 giây và xe phải đang nằm trong khu vực được phép bật DRS.

    Chỉnh độ chênh lệch tại bánh hậu - mỗi khi vào khúc cua hoặc thoát khỏi khúc cua, những tay đua sẽ điều chỉnh bánh sau có một độ bám/độ trượt hợp lý.

    Cân bằng phanh - điều chỉnh tỉ lệ ăn của phanh trước và phanh sau. Phanh sau quá ăn, xe sẽ bị trượt mà phanh trước quá ăn, xe sẽ không cua được gọn ghẽ. Các tay đua phải điều chỉnh hợp lý tỉ lệ này ngay trong lúc đua, phải tính toán dựa vào lượng xăng hao đi trong quá trình đua hay các điều kiện thời tiết bất chợt.

    Thông số động cơ - để biết được động cơ của mình đang cung cấp năng lượng trong trạng thái nào.

    Hệ thống phục hồi và lấy lại năng lượng xe - Một thế thống cực kì hay của xe Công thức 1, chúng biến đổi động lực và nhiệt năng sản xuất ra trong quá trình vận hành xe thành năng lượng điện, cung cấp thêm năng lượng cho xe.

     Một mẫu vô lăng xe Công thức 1 khác.

    Một mẫu vô lăng xe Công thức 1 khác.

    Quả là có quá nhiều thông tin phải xử lý trên một chiếc vô lăng xe, và đó còn chưa tính tới những thông tin hiển thị trên màn hình LCD. Dù vậy, nhiều thông tin không phải luôn là điều tốt, vì thế đa số đội ngũ hậu cần của một đội đua sẽ hỏi ý kiến xem tay đua muốn những thông tin gì sẽ được hiển thị.

    Một màn hình có thông tin cần thiết cho một tay đua sẽ là một lợi thế không nhỏ, họ sẽ biết chính xác được hiện trạng chiếc xe của mình cũng như những sự kiện xảy ra trên đường đua.

    Chắc hẳn những tay đua Công thức 1 là những kẻ gan dạ với tinh thần thép, họ có thể chạy xe tới vài trăm km/h mà vẫn có thể xử lý được những thông tin cập nhật từng giây về hệ thống xe của mình cũng như mọi diễn biến trên đường đua. Một góc nhìn mới về những tay đua Công thức 1 chắc chắn sẽ khiến chúng ta thấy bộ môn tốc độ này thú vị tới nhường nào.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ