Bản thân Elon Musk tự tin tuyệt đối vào khả năng tự lái của xe Tesla, không có nghĩa tài xế nên làm vậy

    Dink,  

    Yếu tố quan trọng của chế độ tự lái không phải là phần mềm hiện đại, đó vẫn là con người.

    "Cậu có cảm thấy an toàn không?", phóng viên dày kinh nghiệm Leslie Stahl của đài CBS hỏi Elon Musk trong buổi phỏng vấn hôm Chủ nhật vừa rồi. Bối cảnh câu hỏi: họ đang rong ruổi trên quốc lộ bằng chiếc Tesla Model 3.

    "", CEO của Tesla trả lời đơn giản. Ông ngồi lại cho thoải mái, đặt hai tay lên bụng rồi giao toàn quyền lái xe cho hệ thống tự động. "Giờ anh chẳng còn lái xe nữa rồi", bà Stahl hỏi một cách hoài nghi, mắt đánh xuống chân Musk xem ông có đang đạp ga, giữ chân phanh không.

    Bản thân Elon Musk tự tin tuyệt đối vào khả năng tự lái của xe Tesla, không có nghĩa tài xế nên làm vậy - Ảnh 1.

    Musk đang biểu diễn tính năng Navigate – Dẫn đường mới của hệ thống Autopilot – Tự lái, cho phép xe có thể tự động chuyển được làn. Cô Stahl, nay đã gần 80 tuổi, hiển nhiên là bất ngờ trước sự kì diệu của chiếc xe cô đang ngồi. "Trời đất ơi", cô thốt lên, có lẽ cũng giống bất kì ai lần đầu trải nghiệm cảm giác nửa ngạc nhiên, nửa lo sợ của một chiếc xe tự lái. Khi tốc độ rẽ, tốc độ băng đi trên đường đều do máy móc điều khiển, ta biết xe Tesla đã hiện đại hơn. Điều đó cũng đi kèm những câu hỏi cũ.

    Rất nhiều tài xế bối rối về khả năng của xe Tesla: Nó có làm được việc này không? Phải chăng nó không thể làm việc kia? Đã nhiều lần, Tesla khẳng định – với tuyên bố từ người phát ngôn, từ quyển sách hướng dẫn sử dụng cho tới màn hình cảnh báo có trên xe – rằng Autopilot không phải là hệ thống tự động hoàn toàn.

    Bản thân Elon Musk tự tin tuyệt đối vào khả năng tự lái của xe Tesla, không có nghĩa tài xế nên làm vậy - Ảnh 2.

    Người lái luôn là cá nhân chịu trách nhiệm chính đằng sau vô lăng, và tay của tài xế luôn phải đặt trên cái vô lăng đó. Thế mà vị CEO của Tesla vẫn có thể tự tin thả tay cho hệ thống xe tự điều khiển. Hành động của Elon Musk khiến ta hiểu rõ sự bối rối của tài xế đến từ đâu. Musk đang làm gia tăng khoảng cách hiểu biết của người dùng giữa những ảo tưởng về xe và khả năng thực sự của chiếc Tesla.

    Những nhà phát triển phầm mềm tự lái như Waymo của Alphabet Inc. hay Cruise của General Motor đều thử nghiệm hệ thống tự lái hoàn toàn, với các bài thử nghiêm ngặt. Tesla thì cập nhật phần mềm thường xuyên, thông báo với người dùng về các tính năng đang có và cứ thế để người dùng trải nghiệm.

    Điều đó không xấu. Hệ thống tự lái vô cùng an toàn nếu như người lái có tập trung vào công việc đòi hỏi rất nhiều sự tập trung – đó là lái xe, nhưng Tesla cũng đang dựa vào sự hiểu biết của công chúng về khả năng của chiếc xe. Đó là lý do tại sao hành động của Musk trong buổi phỏng vấn CBS có thể đem lại những ý tưởng sai lầm.

    Bản thân Elon Musk tự tin tuyệt đối vào khả năng tự lái của xe Tesla, không có nghĩa tài xế nên làm vậy - Ảnh 3.

    Một phần vấn đề cũng tới từ … chất lượng phần mềm của Tesla. Theo những người đã trải nghiệm chức năng Nagivate của hệ thống Autopilot, xe tự xử lý tình huống êm ru, khiến người ta cảm thấy như đang ngồi trên phương tiện của tương lai vậy. Nhưng một khi người lái bị cảm giác an toàn giả đánh lừa, chỉ một phút rời mắt khỏi cung đường đang đi, hậu quả có thể sẽ rất tai hại. Một giây nhìn điện thoại, một phút nhìn trời cho tới vài phút soạn tin nhắn, tai nạn có thể diễn ra bất kì lúc nào trong khoảng thời gian mất tập trung đó.

    Những người luôn cẩn thận khi lái xe có thể sẽ yên tâm di chuyển, nhưng khi Tesla ngày một có tiếng, sẽ càng thêm những tài xế mới sử dụng xe Tesla, thử nghiệm hệ thống tự lái. Khi số người lái tăng lên, tỉ lệ tai nạn ắt sẽ tăng theo. Người lái xe, nhất là những cá nhân sở hữu Tesla dùng hệ thống tự lái, cần hiểu rõ mình đang sử dụng thiết bị gì, có khả năng tới đâu.

    Bản thân Elon Musk tự tin tuyệt đối vào khả năng tự lái của xe Tesla, không có nghĩa tài xế nên làm vậy - Ảnh 4.

    Tesla, với bản chất là một công ty công nghệ tiến xa không ngừng, không vì thế mà dừng phát triển. Cuối tuần vừa rồi, Musk đăng tải trên Twitter: đang thử nghiệm khả năng phát hiện đèn giao thông, biển cấm và vòng xuyến. Sẽ sớm thôi, xe tự hành mà chẳng cần tới tài xế can thiệp.

    "Không cần can thiệp" không đồng nghĩa với "có thể lơ là". Tesla luôn đưa ra khuyến cáo, thậm chí còn phát triển cách thức buộc tài xế phải đặt tay trên vô lăng, điều đó yêu cầu người đứng đầu Tesla phải làm gương cái đã.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày