Bắt các nhà sản xuất smartphone cài đặt sẵn các dịch vụ như Google Search trên Android, Google vướng vào khủng hoảng mới, đi vào vết xe đổ của Microsoft

    KON,  

    Thiệt hại của vụ việc lên đến hơn 2,8 tỷ USD, nhưng những hệ luỵ sau đó có thể còn lớn nhơn nhiều.

    Google có thể sẽ phải chịu một khoản phạt nặng từ Liên minh châu Âu, lần này là do một vụ kiện chống độc quyền liên quan đến hệ điều hành Android.

    Theo báo cáo của Financial Times và Politico, uỷ viên Margrethe Vestager sẽ công bố quyết định của bà về vụ kiện vào tháng 7. Thời báo Tài chính đưa tin rằng kết quả sẽ không thuận lợi cho Google, và điều này có nghĩa Google đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt đáng kể.

    Politico đưa tin rằng khoản tiền phạt có thể lớn hơn khoản 2,8 tỷ USD mà Google đã bị yêu cầu phải trả cho EU vào năm ngoái trong một vụ kiện chống độc quyền khác.

    Bắt các nhà sản xuất smartphone cài đặt sẵn các dịch vụ như Google Search trên Android, Google vướng vào khủng hoảng mới, đi vào vết xe đổ của Microsoft - Ảnh 1.

    CEO Sundar Pichai

    Tuy nhiên, hệ luỵ của vụ kiện này có lẽ còn lớn hơn nhiều so với khoản tiền phạt.

    Các nhà quản lý của châu Âu đã điều tra Google sau khi có nghi ngờ rằng họ đã sử dụng Android để tạo thế độc quyền. Các nhà quản lý đã trích dẫn những chiến thuật của Google, như yêu cầu các hãng sản xuất smartphone phải cài đặt sẵn Google Search và trình duyệt Google Chrome nếu như họ muốn truy cập vào Google Play.

    Uỷ ban châu Âu cho biết những yêu cầu này đã đem lại cho Google một lợi thế và cản trở sự lựa chọn của người dùng. Android hiện là một hệ điều hành thống trị trên toàn cầu.

    Bắt các nhà sản xuất smartphone cài đặt sẵn các dịch vụ như Google Search trên Android, Google vướng vào khủng hoảng mới, đi vào vết xe đổ của Microsoft - Ảnh 2.

    Bà Margrethe Vestager

    Google từ chối bình luận, nhưng cũng đã chỉ đến một bài blog của công ty từ năm 2016. Trong bài viết, họ tranh luận rằng Android thậm chí còn tạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn.

    Vụ kiện này khiến chúng ta không khỏi nhớ lại về tình huống mà Microsoft gặp phải 20 năm trước đây.

    Vào năm 1998, Microsoft đã cho ra mắt hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, Windows. Họ cũng đã gói kèm trình duyệt Microsoft Explorer và Media Player vào trong hệ điều hành này.

    Bắt các nhà sản xuất smartphone cài đặt sẵn các dịch vụ như Google Search trên Android, Google vướng vào khủng hoảng mới, đi vào vết xe đổ của Microsoft - Ảnh 3.

    Điều này, theo chính phủ Liên minh châu Âu và Mỹ, đã tước đi sự lựa chọn của người dùng, và cuối cùng Liên minh châu Âu đã phải buộc Microsoft phân phối một phiên bản Windows mà không có Media Player. Theo tờ New York Times, các vụ kiện của chính phủ Mỹ chống lại Microsoft đã giúp một đối thủ trẻ hơn có điều kiện để phát triển. Đối thủ đó chính là Google.

    Ngày hôm nay, Google cùng với các ông lớn công nghệ khác như Facebook, Amazon và Apple đã liên tiếp phải đối mặt với các mối đe doạ phải giải toả.

    Điều này là do phía châu Âu đang ngày càng gay gắt nhắm mục tiêu vào Silicon Valley, điều mà khiến cho các nhà quản lý của Mỹ cũng phải hành động theo và nhắm mục tiêu vào Google, giống như cách mà họ đã chia rẽ nhà mạng AT&T vào những năm 80.

    Hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức được rằng các công ty công nghệ đang ngày càng phát triển theo chiều ngang và bành trướng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, khiến cho các nhà quản lý phải suy nghĩ lại về cái mà cấu thành nên một thế độc quyền. Nếu EU thắng vụ kiện này, có thể Google sẽ phải dỡ bỏ dịch vụ của mình trên Android.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ