Bí mật giúp người dân Thụy Điển luôn nhận mức lương cao hơn so với thế giới

    K Nguyễn, Theo Thời Đại 

    Thu nhập của Thụy Điển tăng đi ngược lại với xu hướng lương đi xuống toàn cầu. Kể từ cuối những năm 1970s, mức lương tính theo % GDP đã giảm ở cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển, trong khi lợi nhuận của các công ty lại tăng lên.

    Bất bình đẳng ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia đang cố gắng giữ mức lương thấp để tăng sản lượng xuất khẩu, nhưng chiến lược này làm tổn thương nhu cầu toàn cầu vì người lao động có ít thu nhập hơn để chi tiêu.

    Thay vào đó, tăng lương sẽ đem lại lợi ích cho mọi người và hỗ trợ tăng trưởng bền vững lâu dài như cách mà Thụy Điển đã làm trong hai thập ký qua. Mức lương thực tế của Thụy Điển đã tăng kể từ khi quốc gia này trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1990s.

    "Ở Thụy Điển, mức lương của người lao động đã được duy trì hoặc thậm chí tăng lên nhờ tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ công, các tổ chức thúc đẩy đối thoại xã hội và mô hình thị trường lao động dựa vào các đối tác xã hội mạnh mẽ và sức mạnh thương lượng về lương ngang hàng giữa người lao động và người sử dụng lao động".

    Thu nhập của Thụy Điển tăng đi ngược lại với xu hướng lương đi xuống toàn cầu. Kể từ cuối những năm 1970s, mức lương tính theo % GDP đã giảm ở cả các nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển, trong khi lợi nhuận của các công ty lại tăng lên.

    Trên thực tế, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ tiền lương đã giảm ở 91 trong số 133 quốc gia. Số liệu từ IMF và OECD cũng cho thấy một xu hướng tương tự. Theo nhiều nghiên cứu, những hậu quả của xu hướng này là sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, tổng nhu cầu thấp hơn và tốc độ tăng năng suất giảm. Điều này tạo gánh nặng lên tăng trưởng kinh tế.

    Bí mật giúp người dân Thụy Điển luôn nhận mức lương cao hơn so với thế giới - Ảnh 1.

    Tiền lương đã được điều chỉnh của các nền kinh tế đã phát triển, Đức, Mỹ và Thụy Điển 1970 – 2015 (tính theo % GDP) (Nguồn: AMECO)

    Với việc lương tăng không còn kích thích tăng trưởng kinh tế, hai chiến lược tăng trưởng khác đã xuất hiện. Thứ nhất là chiến lược phát triển dựa vào nợ nần: tiêu dùng của hộ gia đình tăng lên do nợ nần tăng, cũng như các bong bóng tài sản và bất động sản. Chiến lược thứ hai phụ thuộc vào xuất khẩu, theo đó các quốc gia thúc đẩy xuất khẩu bằng cách kìm nén tốc độ gia tăng của tiền lương.

    Về dài hạn, hai chiến lược này đều không bền vững và làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, chiến lược phát triển phụ thuộc vào tiền lương sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

    Làm thế nào để mức lương phù hợp được khôi phục?

    Bí mật giúp người dân Thụy Điển luôn nhận mức lương cao hơn so với thế giới - Ảnh 2.

    Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tiến bộ công nghệ và quá trình toàn cầu hóa là những yêu tố chính dẫn đến tình trạng tiền lương giảm, ám chỉ rằng chúng ta không thể làm gì để thay đổi tình hình cả. Nhưng những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy lời giải thích quan trọng nhất cho mức lương giảm là sự yếu thế hơn của người lao động trong khi thương lượng. Điều này một phần là kết quả của sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa, những cũng là hệ quả của quá trình bãi bỏ quy định tài chính, tình trạng phúc lợi giảm dần và thiếu sự hiện diện của công đoàn.

    Do đó, các chính phủ hoàn toàn có thể hồi phục lại mức lương phù hợp thông qua các chính sách đúng đắn, từ điều chỉnh hệ thống tài chính đến tăng cường tình trạng phúc lợi, hỗ trợ các công đoàn thương mại và cung cấp cho người lao động các cơ hội đào tạo và một mạng lưới an sinh xã hội. Các công đoàn mạnh, sức mạnh thương lượng tập thể về lương và các mức lương tối thiểu cao có thể bù đắp những tác động tiêu cực tới từ các yếu tố khác, như cách mà các nước Bắc Âu trong đó có Thụy Điển đã thực hiện.

    Ở Thụy Điển, mức lương của người lao động đã được duy trì hoặc thậm chí tăng lên nhờ tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ công, các tổ chức thúc đẩy đối thoại xã hội và mô hình thị trường lao động dựa vào các đối tác xã hội mạnh mẽ và sức mạnh thương lượng về lương ngang hàng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Do đó, người lao động Thụy Điển có vị thế đàm phán tốt hơn so với nhiều nước khác, và tiền lương thực tế của họ đã tăng gần 60% trong giai đoạn 1995-2016. Sự thật rằng Thụy Điển cũng có tỷ lệ việc làm rất cao phủ nhận lập luận rằng việc tăng lương thực tế sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ