BlackBerry tự cứu mình bằng smartphone Hamburg tầm trung, nhưng do người Trung Quốc sản xuất?

    Yến Thanh,  

    Nhiều khả năng BlackBerry sẽ không tự mình sản xuất smartphone Hamburg tầm trung, thay vào đó, họ sẽ nhờ tới đối tác là TCL / Alcatel.

    Như đã từng đưa tin, BlackBerry đã và đang chuẩn bị trở lại thị trường di động với bộ đôi smartphone chạy Android là Hamburg và Rome. Hai model này đều được xếp vào phân khúc di động tầm trung, hướng tới nhiều đối tượng người dùng, thay vì sở hữu mức giá cao chót vót như chiếc Priv.

    Tuy nhiên, với Hamburg và Rome, Android chưa hẳn là phần thú vị nhất. Dựa theo những tin đồn mới đây, nguồn tin từ CrackBerry cho rằng, công ty công nghệ Canada sẽ không còn tự mình sản xuất smartphone nữa, thay vào đó, họ chìa tay xin sự giúp đỡ từ đối tác Trung Quốc là TCL / Alcatel.

     Điện thoại lạ của TCL đặt theo tên ứng dụng bảo mật độc quyền của BlackBerry?

    Điện thoại lạ của TCL đặt theo tên ứng dụng bảo mật độc quyền của BlackBerry?

    Để chứng minh cho những đồn đoán này, CrackBerry đã đưa ra 3 lý do sau đây. Thứ nhất, cấu hình phần cứng của smartphone BlackBerry Humburg khá giống với chiếc Alcatel Idol 4 tin đồn. Cả 2 máy đều trang bị màn hình 5,2 inch, vi xử lý Snapdragon 617, RAM 3 GB, bộ nhớ 16 GB, camera sau 13 MP.

    Thứ hai, bản thân BlackBerry đã không còn tỏ ra hứng thú với việc tự sản xuất các thiết bị phần cứng. Họ thích thiết kế một chiếc điện thoại hơn là trực tiếp tạo ra chúng. Lần gần đây nhất BlackBerry thực sự nhờ cậy tới một người bạn Trung Quốc là "hợp đồng hụt" với đối tác Foxconn.

    Tuyên bố của CEO John Chen: "Việc kinh doanh ở BlackBerry đang vào đúng guồng quay và bắt đầu có hiệu quả. Thành thực mà nói, chúng tôi chẳng còn quan tâm tới việc sản xuất phần cứng nữa. Tất nhiên, chúng tôi thích thiết kế phần cứng, chứ không phải trực tiếp tạo ra chúng".

    Thứ ba, sợi dây liên kết giữa BlackBerry và TCL / Alcatel là hoàn toàn có cơ sở. Cách đây không lâu, TCL / Alcatel đã được cấp chứng chỉ Wifi cho một mẫu smartphone lạ, chạy nền tảng Android 6.0 mới nhất và đặc biệt là có tích hợp DTEK - ứng dụng độc quyền về bảo mật của BlackBerry.

    Do đó, nếu suy đoán trên là xác thực, chúng ta phải chấp nhận một thực tế, smartphone BlackBerry trong tương lai chỉ là sản phẩm "gắn mác". Việc BlackBerry nhờ người Trung Quốc sản xuất smartphone có thể cứu hãng khỏi vũng lầy phần cứng, nhưng đồng nghĩa mất đi người dùng trung thành.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ