Có lẽ đối với hầu hết game thủ chơi DotA thì ai cũng từng nếm trải những cảm giác vô cùng khó chịu từ chính những người chơi DotA khác dù là người mới tập chơi vài trận ở room 1xx hay cả những game thủ kỳ cựu vẫn không tránh khỏi những chuyện bực bội như vậy. Cũng vì điều này đã khiến cho một số lượng lớn game thủ nghỉ chơi DotA chuyển sang chơi những game khác và quan trọng là nó làm gia tăng thêm những thành phần "sida" đễn nỗi trở thành căn bệnh phổ biến vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và “người không vì mình trời tru đất diệt”.
Trước hết chúng ta hãy điểm sơ lại những thói hư tật xấu đó:
- Văng tục, chửi thề quá phổ biến thậm chí nói nặng, thách đố, sỉ nhục lẫn nhau. Điều này hầu như xảy ra phổ biến trong các trận đấu, rồi lôi nhau lên room chat, và sau đó là cả forum.
- Gian lận như map hack, custom kick, chuyển tiền (gold) và hack exp để lên level nhanh.
- Phá game như Quitter, disconnecter, đập item, feed xong quit.
Đến cả bạn gái còn phụ được nói chi những game thủ DotA khác.
Tuy không nhiều và bất cứ cộng đồng nào cũng có nhưng chúng ta cần nhìn nhận về những tật xấu đó. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng phân tích tại sao game thủ DotA lại thường làm như vậy.
1. DotAdễ gây hưng phấn và khiến game thủ ảo tưởng về chính mình.
Chắc hẳn nếu bạn đã từng chơi DotA, bạn sẽ bị thu hút bởi cảm giác điều khiển hero tiêu diệt hàng loạt hero địch và kết hợp cùng đồng đội tạo ra những tình huống gank, combat vô cùng đẹp mắt. Đã thế lại còn được lắng nghe âm thanh Double Kill, Triple Kill rồi Beyond Godlike. Vâng, chỉ là một số điểm nhỏ trong gameplay của DotA nhưng nó đã làm quyến rũ biết bao game thủ và chính điều đó làm cho người chơi bị hưng phấn cao độ và ảo tưởng về trình độ của bản thân.
Game thủ chơi Rikimaru chắc chắn đang bị hưng phấn.
Khi những game thủ mới tập tễnh chơi DotA và may mắn trong một trận đấu nào đó có đồng đội chơi hay, pick hero đẹp còn đối phương hero toàn late, lại đánh tệ nên game thủ đó thể hiện vô cùng tuyệt vời như farm nhanh kiểu 15 phút có Travel rồi được Godlike, nhiều pha combat, thoát chết đẹp mắt. Rồi hero trở nên mạnh, hero địch trở nên yếu đuối nên săn giết… Chính những điều này làm tăng sự kiêu căng trong người mỗi game thủ.
Và họ sẽ nghĩ mình là trùm, mình chơi DotA giỏi hơn người khác thì mình có quyền khinh miệt địch thủ. Khi ai cũng nghĩ như vậy và không cách nào ngăn lại thì ngày càng có nhiều game thủ làm như vậy vì cảm giác khinh thường người chơi có trình độ thấp hơn mình là vốn trong bản thân ai cũng có. Như bạn khi còn đi học, bạn được điểm 10, bạn sẽ thấy bạn giỏi hơn những bạn điểm 7, 8 và bạn coi thường những người bạn đó nhưng bạn không nói ra vì biết nói ra có thể ăn đấm nhưng DotA thì khác, chỉ là một trò chơi trên mạng nên nói gì chẳng được. Có ai biết mình là ai, mà kể cả biết thì cũng không rãnh đáp máy bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh xử mình đâu.
Level cao không nói lên gì cả huống chi là một trận đấu.
Thế là việc chửi nhau, nói nặng này nọ ngày càng phổ biến trong game, dần dà lan cả ra ngoài room chat, cả cách nói chuyện với nhau qua chat chit hay diễn đàn.
2. DotAkhó phân biệt trình độ, đẳng cấp của từng cá nhân
DotA là một trò chơi đồng đội (teamwork) với 5 người tạo thành một đội, chính điều này làm gia tăng sự hấp dẫn cho DotA khi 5 người chơi kết hợp với nhau để giành chiến thắng. Nhưng cũng chính điều này cũng gây ra một nghịch lý chết người đó là không thể biết ai chơi DotA giỏi hơn ai.
Bắt nguồn từ việc các game thủ DotA khinh miệt lẫn nhau gây xích mích mà nhiều game thủ phẫn nộ và thách đấu solo. Trước tiên, tại sao những game thủ này lại thách đấu solo, vì khi bực tức, ghét một người nào đó, bạn sẽ muốn hơn thua với họ trong một trò chơi (mà bạn cho rằng mình giỏi hơn họ). Nếu thắng bạn có thể sỉ nhục lại họ nhưng game thủ kia cũng không vừa sẽ nói DotA là một trò chơi đồng đội, solo thắng không nói lên gì cả, quan trọng là kỹ năng teamwork, gank giết cùng đồng đội. Thế là xích mích vẫn còn và hận thù không giải quyết được như những trò chơi khác.
Solo DotA chỉ giải quyết được nhất thời.
Vì như StarCraft, WarCraft hay Fifa thì chỉ cần một lời khinh miệt thì cả 2 game thủ sẽ vào đấu với nhau sẽ rõ ai giỏi hơn ai, lúc đó muốn nói cũng không được vì kết quả rõ ràng. Trong khi DotA thì ngược lại.
Đối với các game cá nhân, 1 vài game là phân dịnh được cao thấp ngay.
Kế tiếp, nếu một team đánh thắng một nhóm người lạ trên pub thì lại hợm hĩnh cho rằng team là nhất và tiếp tục khinh miệt đối thủ với những câu nói vô cùng khó nghe như “trình các bạn gà **!”, “room xx dạo này nhiều gà thế!”, “mày đánh ngu như ***”,… Nhóm người pub cũng không cách gì giải quyết được vì kiếm một team không dễ dàng, mà kiếm ra chưa chắc đánh lại team đó trong khi hiện tại thân cô thế cô nói thì không lại 5 người, còn đánh thì dĩ nhiên với những cá nhân trên public thì khả năng ăn hành rồi nghe chửi tiếp là rất cao.
Cứ như vậy, việc không phân rõ trình độ với nhau sẽ khiến các game thủ còn mãi thói “tôi thắng tôi có quyền khi dễ anh” nhưng thật sự chiến thắng trong DotA là do nhiều yếu tố tạo nên và điều đó không có ý nghĩa gì cả. Kể cả trong cuộc sống thật, dù bạn có học giỏi hơn người khác bạn cũng không có quyền khi dễ ai cả. Khiêm nhường mới là đức tính tốt cho cuộc sống.
Mỗi người nhường nhau một tiếng thì chơi DotA sẽ dễ chịu biết bao.
DotA Việt Nam từng một thời bị một hacker nổi tiếng là superkhung làm mưa làm gió với đủ ngón hack vô cùng kinh điển như Ezalor có thể kéo hero địch vào tận foutain nhà (skill Recall), Warlock dùng Uphealval tại chỗ một lát team địch bị nổ throne (thua trắng), Lion stun một phát chết ngay hero địch, Necrolyte hồi máu full cho team. Anh là một trong những hacker hàng đầu Việt Nam và anh từng tâm sự anh làm vậy vì thấy ghét kiểu chửi nhau của cộng đồng DotA, mỗi người mỗi trình độ, chơi dở thì thôi sao lại chửi nặng.
Superkhung hack vì anh không thích lối hành xử của game thủ DotA Việt.
Ở phần sau chúng ta sẽ nói đến tệ nạn hack, cheat và phá game vốn cũng rất nhức nhối trong cộng đồng DotA Việt Nam.