Đột nhập trụ sở NPH - Phần I: "Thâm cung" VinaGame

    PV, Hoàng Anh 

    Bạn có bao giờ thắc mắc rằng bên trong một NPH game online quang cảnh làm việc như thế nào, nhân viên sinh hoạt ra sao chưa? Hãy đến với series bài viết về vấn đề này.

    Chắc hẳn không ít người thắc mắc, tò mò về "cuộc sống" của các nhân viên VNG - một trong 4 công ty phát hành GO hàng đầu Việt Nam hiện tại. Hãy cùng chúng tôi "đột nhập" văn phòng công ty này, xin chú ý rằng đây mới chỉ là phần đầu trong series bài viết về việc "Đột nhập trụ sở NPH".
     
     
    Điều đầu tiên phải nói tới là trụ sở VNG là văn phòng nằm phía trên siêu thị Big C miền Đông. Nếu như nhìn từ ngoài vào, hầu như không có dấu hiệu gì về một văn phòng của một công ty game, chuyện này có lẽ đã quá quen thuộc với các gamer hay tới khu vực Chăm sóc khách hàng để hỏi về vấn đề nào đó.
     

    Bàn Lễ tân.
     
    Văn phòng của VNG nằm ở tầng 2, tầng 3 và tầng 4 và một phần nhỏ tầng 1 của tòa nhà. Tầng 2 là nơi "tác chiến" của các PG (Product Group), tầng 3 là đại bản doanh của GSS và tầng 4 là nhà ăn của toàn công ty. Trung tâm chăm sóc khách hàng được đặt ở lầu 1.
     
    Như bao công ty khác, bộ phận đầu tiên chúng ta gặp là lễ tân. Điều đặc biệt là tại VNG, văn phòng có tới 2 lối vào với 2 bàn lễ tân riêng biệt và khá giống nhau. Điểm đáng chú ý là con số 1441 luôn hiện diện tại đây. Con số này thể hiện cho tham vọng phục vụ 41 triệu khách hàng vào năm 2014 của VNG.
     
    Cửa vào công ty luôn trong tình trạng khóa và chỉ mở được bằng thẻ của nhân viên.
     
    Thiết kế của VNG khá độc đáo và "mở". Các hàng lang có diện tích khá hẹp được thiết kế hợp lý. Các lối vào khu vực làm việc thường không có cửa.
     
    Điểm nhấn của thiết kế này là một khu trung tâm khá đẹp, được chăm sóc kỹ càng và là nơi để các nhân viên thư giãn trong giờ làm việc. Có vẻ như hãng rất quan tâm đến vấn đề thư giãn của nhân viên.
     
    Khu vực trung tập được thiết kế khá đẹp.
     
    Giờ là việc của VNG phụ thuộc vào từng team và thường khá linh động. Theo tâm sự của một PR hãng game này công việc của VNG không ép nhân viên "ngồi không" ở công ty mà tập trung hơn vào hiệu quả công việc. Khu làm việc của VNG được thiết kế mở với vách ngăn giữa có bộ phận chứ hoàn toàn không có cửa.
     
     
    Các khu vực trong VNG được thiết kế với phong cách khá riêng biệt đặc trưng cho từng team. Ví dụ như team Thuận Thiên Kiếm có "văn phòng" khá "dân gian" như ảnh dưới hay PG 4 với hình ảnh Gunny là chủ đạo.
     

    Team TTK được thiết kế khá dân dã.


    Khu vực làm việc của PG 4 (Gunny).
     

    Rất nhiều đồ chơi tại góc làm việc của một nhân viên VNG.
     
    Trong giờ làm việc, không khí của văn phòng VNG cũng hết sức vui vẻ và thoải mái. Theo ghi nhận, hầu như không có sự căng thẳng hay cãi vã nào trong quá trình làm việc.
     
    Do không gian khá rộng nên hầu như câu chuyện của nhóm này ít ảnh hưởng đến nhóm khác, các nhân viên nếu cảm thấy mệt có thể thư giãn ngay trong giờ làm việc.
     

    Chơi iPad.
     

    ... hay Nông trại vui vẻ...
     

    ... và cả Thuận Thiên Kiếm.
     
    Là một công ty kinh doanh game nhưng thú vui của VNG-er không chỉ là game. Có rất nhiều hình thức giải trí khác được nhân viên VNG yêu thích và đem đến công ty.
     

    Nuôi cá - thú vui khá độc đáo.
     
    Hệ thống phòng họp là điều đáng chú ý ở VNG, có rất nhiều phòng họp nhưng hầu như luôn trong tình trạng "cháy phòng". Các phòng họp được chia theo khu và được đặt tên khá độc đáo.
     
    Có những phòng họp mang tên các thành phố nổi tiếng ở châu Á, châu Âu, những phòng họp với "chất VNG" như Hoa Sơn, Thái Sơn,... Hệ thống biển chỉ đường đến phòng họp cũng khá độc đáo.
     

    Biển chỉ đường đến phòng họp.
     

    Phòng họp Hoa Sơn "truyền thuyết" của VNG.
     

    Các cuộc họp thường xuyên của VNG.
     
    Khu vực kỹ thuật luôn quan trọng với bất cứ công ty nào đặc biệt là một công ty game như VNG. Phòng IT của VNG được sắp xếp khá gọn gàng, sáng sủa và thoáng. Các nhân viên ở đây rất nhiệt tình với công việc và sẵn sàng giúp đỡ ngay cả những việc ngoài công việc chính của mình.
     

    Phòng IT.
     
    Tầng 3 của VNG là GSS - studio làm game lớn nhất VN hiện nay. Khu vực GSS được bảo mật khá kỹ càng - chỉ có các nhân viên của dự án mới vào được.
     

    GSS được bảo mật khá nghiêm ngặt.
     

    Lối vào GSS.
     

    Quang cảnh GSS.
     
    Tầng 4 là căng-tin của VNG. Đây là nơi ăn uống, giải trí và trò chuyện của nhân viên VNG trong giờ làm việc. Chúng tôi may mắn khi thăm quan địa điểm này đúng vào giờ ăn trưa. Căng-tin khá rộng cho dù có tới 1000 nhân viên dùng bữa trưa tại đây.
     

    Quang cảnh giờ ăn của VNG.
     

    Xếp hàng lấy thức ăn.
     

    Một suất ăn trưa tại VNG.
     
    Sau bữa trưa, các nhân viên VNG có khoảng 1 hoặc 2 giờ nghỉ trưa. Trong thời gian này, công ty tắt điện tại các văn phòng làm việc để nhân viên có thể "yên giấc" ngay tại bàn làm việc của mình. Còn nếu "ham chơi" hơn thì VNG cũng có không ít thứ để phục vụ nhân viên.
     
    Giờ ngủ trưa tại VNG.
     
    Hoặc chơi trong giờ ngủ.