Guide DotA: Anti-Mage - Khắc tinh của mọi phép thuật

    PV, tobi 

    Mặc dù ít xuất hiện trong các competitive game do khá yếu máu và khó farm nhưng không ai có thể phủ nhận rằng Anti-Mage vẫn là một carrier rất đáng sợ trong public game.

    Những chỉ số ban đầu
     
    Strength: 20 1.2.  Agility: 22 2.8.   Intelligence: 15 1.8.
    Damage: 49 - 53.
    Armor: 3.1.
    Movement speed: 320.
    Attack Range: 100 (melee).
    Sight Range: 1800/800.
     
    Anti-Mage là một carrier khá khó chơi.
     
    Không chỉ là nỗi ám ảnh của các hero Intelligence, Anti-Mage cũng là một heavy carrier mà bất kì đối thủ nào cũng phải e dè. Sức mạnh của Anti-Mage là sự kết hợp giữa một tốc độ tấn công cực nhanh, khả năng Mana Break và Mana Void.
     
    Giống như bất cứ late hero nào, Anti-Mage rất yếu vào đầu game nên việc bám lane của Anti-Mage sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, dễ bị đì không có nghĩa là dễ chết. Với skill Blink, việc có thể giết được Anti-Mage luôn là vấn đề nan giải với team đối phương.  
     
    Skills
     
    Mana Break
     
     
     
    Mỗi nhát chém của Anti-Mage sẽ thiêu đốt một lượng mana của đối phương.
     
    LV1: Tiêu hao của đối thủ mana 28 mỗi hit.
    LV2: Tiêu hao của đối thủ mana 40 mỗi hit.
    LV3: Tiêu hao của đối thủ mana 52 mỗi hit.
    LV4: Tiêu hao của đối thủ mana 64 mỗi hit.
    Damage type: Normal.
    Bên cạnh khả năng làm cạn kiệt mana của đối thủ, Mana Break cũng gây thêm một lượng damage bằng 0.6 số lượng mana.
     
    Mana Break có thể nói là orb effect khó chịu nhất trong DotA. Mất mana không chỉ làm cho đối phương không thể cast skill mà nó còn là cơ sở để Anti-Mage có thể sử dụng Ultimate hiệu quả. 
     
    Blink
     
     
    Blink cho phép Anti-Mage có thể dịch chuyển tức thời trong 1 không gian ngắn.
     
    LV1: Dịch chuyển trong khoảng 200 – 1000 range.
    LV2: Dịch chuyển trong khoảng 200 – 1075 range.
    LV3: Dịch chuyển trong khoảng 200 – 1150 range.
    LV4: Dịch chuyển trong khoảng 200 – 1150 range.
    Cooldown: 12/9/7/5.
    Manacost: 60.
    Nếu sử dụng Blink để di chuyển một khoảng ngoài range tối đa, Anti-Mage chỉ có thể “nhảy” được một đoạn bằng 4/5 quãng đường max.
    Blink có thời gian delay là 0.33s.
     
    Đây là skill rất quan trọng với Anti-Mage - Blink vừa có tác dụng chạy trốn, truy đuổi đối thủ vừa giúp Anti-Mage ra vào combat một cách tự tin.
     
    Có thể sử dụng Blink để né một vài skill.
     
    Spell Shield
     
     
    Khả năng kháng phép của Anti-Mage sẽ được nâng cao, giúp anh không hề lo sợ các phép thuật của đối phương.
     
    LV1: Giảm 15 % magic damage.
    LV2: Giảm 25 % magic damage.
    LV3: Giảm 35 % magic damage.
    LV4: Giảm 45 % magic damage.
    Spell Shield có stack với các đồ kháng phép.
     
    Với Spell Shield, các phép thuật Anti-Mage chỉ là trò trẻ con. Việc giảm tới 45 % magic damage giúp cho Anti-Mage chỉ cần chú trọng phòng thủ damage vật lý.
     
    Mana Void
     
     
     
    Anti-Mage tạo ra một quả cầu ma thuật tấn công đối thủ. Damage của Mana Void dựa trên số mana đã mất của kẻ thù.
     
    LV1: Gây damage bằng 0.6 số mana bị mất của đối phương.
    LV2: Gây damage bằng 0.85 số mana bị mất của đối phương.
    LV3: Gây damage bằng 1.1 số mana bị mất của đối phương.
    Cooldown: 70s.
    Manacost: 125/200/275.
    Cast range: 600.
    Damage type: Magic.
    AoE: 300.
     
    Mana Void có mini stun – Mini stun từ Mana Void có tác dụng lên cả các Unit chống phép.
     
     
    Đây là skill duy nhất của Anti-Mage có khả năng stop chain lightning và dứt điểm đối phương. Giả sử nếu một hero bị mất khoảng 1000 mana (cả do dùng skill và bị Mana Break), lượng damage hero đó phải nhận là 1100 damage. Đó chính là lí do tại sao mục tiêu ưa thích của Anti-Mage là các hero Intelligence - dùng skill tốn rất nhiều mana trong khi HP lại thấp.  
     
    Cách nâng skill
     
    Các skill của Anti-Mage hỗ trợ cho nhau rất tốt.
     
    Level 1 - Blink.
    Level 2 - Mana Break.
    Level 3 - Mana Break.
    Level 4 - Blink.
    Level 5 - Mana Break.
    Level 6 - Mana Void.
    Level 7 - Mana Break.
    Level 8 - Spell Shield.
    Level 9 - Blink.
    Level 10 - Spell Shield.
    Level 11 - Mana Void.
    Level 12 - Spell Shield.
    Level 13 - Blink.
    Level 14 - Spell Shield.
    Level 15 - Stats.
    Level 16 - Mana Void.
    Level 17 - Stats.
     
    Lên max Blink, Mana Break và cộng Ultimate đúng level là rất quan trọng với Anti-Mage. Sau đó, tùy theo các hero của đối phương bạn có thể chọn lên Stat hoặc Spell Shield.
     
    Items
     
    Khi bắt đầu game
     
     
     
    Các item có thể lên tiếp theo:
     
      hoặc
     
    Cách 1: Vanguard rồi Basher
     
     
    Vanguard và Basher đều là các item khá rẻ nhưng rất hiệu quả. Với cách lên đồ này, Anti-Mage có thể tham gia combat ngay từ mid game.
     
    Cách 2: lên thẳng
     
     
    Fury với khả năng regen mạnh (rất quan trọng trong việc trụ lane vào early game) sẽ làm tăng khả năng farm của Anti-Mage lên rất nhiều. Tuy nhiên, dù có một lượng damage to nhưng HP của Anti-Mage lại rất ít nên bạn hãy chọn cách ks các hero ít máu sau combat hơn là lao vào cùng đồng đội. Sau khi có được fury, ta có thể farm lên Basher hoặc lên thẳng Butterfly.
     
    Cách 3
     
     
     
    Radiance là một lựa chọn rất tốt cho Anti-Mage. Vì không có skill nào để giữ chân đối phương nên việc truy sát đối thủ phần lớn dựa vào tốc độ và khả năng Blink của Anti-Mage. Việc gây ra đến 40 damage/s khi đuổi theo đối phương sẽ phần nào giảm nhẹ công việc cho Anti-Mage. Thêm nữa, về late game, với khả năng kháng phép rất cao và các item như Butterfly hay Heart, Anti-Mage có Radiance sẽ là một tanker rất khó chịu.
     
    Tuy nhiên, việc lên thẳng Radiance là rất khó, bạn nên trang bị cho Anti-Mage các item như Poor Man's Shield hay Perseverance để có thể kết hợp farm lane và rừng. Perseverance sau đó có thể dùng để lên Linken.
     
    Các items hữu dụng với Anti-Mage
     
    .
     
    Cách đánh
     
    Early game
     
    Anti-Mage có một lượng HP ban đầu rất thấp nên ngay khi bắt đầu game bạn hãy mua nhiều Tango và Healing Salve. Nếu đối thủ là các hero range hoặc có skill harass, bạn nên chấp nhận đứng hít kinh nghiệm hoặc lure. Ring of Health là item được ưu tiên trang bị đầu tiên vì với 5 HP regen/s, việc bám lane của Anti-Mage sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn cũng thủ sẵn Town Portal trong người để có thể chuyển sang các lane nếu bạn thấy ở đó có thể farm dễ dàng hơn.
     
    Hãy học cách Blink hiệu quả khi chạy trốn kẻ thù.
     
    Mid Game
     
    Sau khi có được Vanguard hoặc Poor Man’s Shield hay Perseverance, ta đã đủ khỏe để có thể farm rừng và sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp farm lane và farm rừng. Nếu chọn lên item như cách 1, Anti-Mage sẽ thiên về gank nhưng không có nghĩa mục đích của bạn là lúc nào cũng tìm đối phương để giết. Ta vẫn tập trung farm nhưng khi có combat gần đó, đừng do dự lao ra hỗ trợ đồng đội.
     
     
    Nếu chọn lên item như cách 2 hoặc 3, dù có được Battle Fury hay Radiance sớm bạn cũng chưa nên mừng vội mà đi đánh nhau vì máu của ta lúc này là rất ít. Tiếp tục farm lên các item tăng HP, đặc biệt là đi push trộm tower đối phương là nhiệm vụ hàng đầu. Với khả năng farm của Fury/Rad và skill Blink, tốc độ lên item của Anti-Mage từ đó sẽ tăng lên đáng kể. Hơn thế nữa, cũng đừng lo lắng quá khi ta có thể dễ dàng thoát thân với Blink.
     
     
    Late Game
     
    Khi đã có đủ item, bạn cũng không nên quá ảo tưởng vào sức mạnh của mình mà đi 1 mình hay lao vào combat đầu tiên. Việc cần làm là Blink ra sau khi các đồng đội đã tham gia combat, xử lý các hero support của đối phương.
     
    Dùng Ultimate để kết liễu các hero máu đỏ. Sau đó, hãy cân nhắc trong việc đối đầu với carrier của địch hay truy sát các hero sắp chết. Nếu team bạn đang làm chủ thế trận thì ta có thể thỏa thích chém giết. Tuy nhiên nếu carrier đối phương đang gây khó dễ cho đồng đội, hãy bỏ qua những con mồi béo bở để quay lại đối đầu với hắn.
     
     

    NỔI BẬT TRANG CHỦ