Những tựa game từng bị cả thế giới "lên án"

    PV, Minh Tiến 

    Bên cạnh những tựa game được đón nhận một cách nồng nhiệt, vẫn tồn tại không ít trò chơi bị chỉ trích vì tính bạo lực hoặc phi nhân tính của mình.

    Death Race, Arcade, 1976
     
     
    Được coi là "Bố già" của những game gây nhiều tranh cãi, tựa game được phát hành năm 1976 có nội dung chủ yếu là cán chết càng nhiều sinh vật giả tưởng (trông rất giống con người) càng tốt. Game lấy ý tưởng từ bộ phim Death Race 2000 và là game đầu tiên bị chống lại bởi các cuộc biểu tình.
     
    Mortal Kombat, Arcade, 1992
     
     
    Khi hãng Midway phát hành Mortal Kombat để làm đối trọng với Street Fighter của Capcom, người chơi đã lần đầu tiên được chứng kiến những tuyệt chiêu kết liễu "siêu" bạo lực. Mortal Kombat đã được bình chọn là Tựa game gây tranh cãi nhất năm 1993, và sau đó nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận về tính bạo lực của trò chơi điện tử cũng như sự xuống cấp của xã hội. Từ đó trở đi, ngành công nghiệp game bắt đầu áp dụng hệ thống phân loại game để phù hợp với người chơi hơn.
     
    Carmageddon, PC, 1997
     
     
    Cũng là một sản phẩm lấy ý tưởng từ Death Race 2000, nhưng game này có đồ họa ấn tượng hơn hẳn. Ý tưởng của trò chơi khá đơn giản, chiến thắng các đối thủ bằng một trong các cách: về nhất, tiêu diệt toàn bộ đối thủ, hoặc giết tất cả người đi bộ trên đường. Game đã gây ra sự xôn xao trong dư luận, và đã bị cấm hoàn toàn ở Brazil. Còn ở Anh, các nhà chức trách đã cho tạm ngừng việc phát hành trong 10 tháng để kiểm tra kỹ lưỡng về nội dung game.
     
    Manhunt, PS2, Xbox, 2003
     
     
    Tựa game kinh dị với góc nhìn người thứ ba này là sản phẩm của Rockstar. Người chơi có thể sử dụng các vật dụng thường ngày để thực hiện các vụ thanh trừng bang hội. Càng về sau, cách giết người càng trở nên tàn bạo và dã man hơn. Đức đã cho cấm phát hành Manhunt, ở New Zealand chơi game này còn là phạm pháp. Các nhà chức trách ở Anh cũng có hành động tương tự như Đức đối với tựa game này.
     
    Wolfenstein 3D, PC, 1992
     
     
    Nội dung game kể về việc một người lính Mỹ tìm cách trốn thoát khỏi pháo đài của Đức quốc xã. Trong game nhan nhản biểu tượng của Đức quốc xã, và thậm chí nhạc nền là bản nhạc của phát xít Đức. Điều đó lí giải tại sao game này bị cấm ở Đức và nhà sản xuất sau đó phải bỏ đi các yếu tố liên quan đến Đức quốc xã.
     
    Fahrenheit, Xbox, 2005
     
     
    Cốt truyện của trò chơi xoay xung quanh Lucas, bắt đầu từ buổi sáng sau khi nhân vật này vừa đâm chết một người. Game có thừa những cảnh bạo lực và cũng có nhiều cảnh "người lớn". Sau một thời gian phát hành, nhà sản xuất là Quantic Dream trước sức ép của công chúng đã phải giảm bớt những yếu tố trên.
     
    Fallout 3, Xbox, 2008
     
     
    Phần thứ ba trong Series bắn súng góc nhìn thứ nhất đã không nhận được sự ủng hộ từ nhà chức trách các nước. Tại Úc, Phòng phân loại Phim và Văn hóa đã không tiến hành phân loại cho game này, do đó game không thể được phân phối. Lý do là vì nội dung game có liên quan đến móc-phin và các chất ma túy khác. Tựa game này còn bị cấm ở Nhật Bản và Ấn Độ vì có nhắc đến những sự kiện liên quan đến bom nguyên tử.
     
    Thrill Kill, PlayStation, 1998
     
     
    Cho dù hãng Virgin Interactive đã cho ngừng việc phát hành game, bản hoàn chỉnh của Thrill Kill vẫn bị tuồn ra ngoài và chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận. Chính EA, sau này đã mua lại Virgin Interactive đã nhận xét đây là một game bạo lực đến mất nhân tính. Game cho phép bốn người chơi đánh nhau trong môi trường 3D và đều được trang bị những đòn thế sát thủ để thực hiện những vụ giết người đẫm máu.
     
    Mind Quiz: Your Brain Coach, Nintendo DS, 2007
     
     
    Không giống với những tựa game trên, Mind Quiz bị cấm vì lí do khá kì lạ: mỗi khi người chơi không hoàn thành màn chơi, họ đều bị gọi là "kẻ bị liệt não". Điều lạ kì hơn là nó không bị cấm ở Úc.
     
    Left 4 Dead 2, Xbox 360, 2009
     
     
    Left 4 Dead 2 đã phải vượt qua rất nhiều rào cản để được phát hành trên thị trường. Hình bìa của game là một bàn tay với những ngón tay đứt lìa ra, và hãng sản xuất đã phải thu hồi tấm hình này. Ở Úc, các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng không thể để những từ ngữ mang tính xúc phạm tới người tàn tật được xuất hiện, và họ đã ban hành lệnh cấm game này. Ngay sau đó, 170 người hâm mộ đã tiến hành một cuộc biểu tình để phản đối lệnh cấm trên.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ