Điểm danh những phát minh "khủng" từng bị trù ẻo

    PV, Lê Vũ Lâm 

    Ngay cả những nhà khoa học lỗi lạc cũng dễ mắc sai lầm khi phán xét vấn đề. Thực tế đã chỉ ra rằng, sự thành công của một sản phẩm phải do chính khách hàng quyết định.

    Nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có hai cách để khiến bạn trở nên nổi tiếng: một là phát minh ra sản phẩm gì đó mới, hai là gửi những lời nhận xét không hay về sản phẩm đó. Đôi khi cách làm sau được ưa chuộng hơn hẳn.
     
    Phát minh bóng đèn điện của Edison
     
     
    “Đủ tốt cho những người bạn phía bờ tây của chúng ta, tuy nhiên sản phẩm này không xứng đáng để khoa học phải bận tâm” - Ủy ban nghị viện Anh, năm 1978.
     
    “Những ai quan tâm tới lĩnh vực này sẽ nhận ra đây là một thất bại dễ thấy” – Henry Morton, chủ tịch viện công nghệ Stevens, năm 1980.
     
    Những người Anh có vẻ khinh miệt các phát minh đến từ nước Mỹ, và họ đã bỏ lỡ một thiết bị mang tầm vóc thế kỷ. Giờ đây, với đủ hình dạng và kích cỡ, bóng đèn điện đã làm thay đổi thế giới nhanh hơn bao giờ hết.
     
    Nguồn xoay chiều A/C
     
     
    “Nghiên cứu xung quanh nguồn điện xoay chiều chỉ là sự lãng phí thời gian, sẽ chẳng ai sử dụng hệ thống này” – Thomas Edison, năm 1889.
     
    Edison đã rất thích thú trong việc trù dập những nỗ lực từ phía đối thủ George Westinghouse, người mua bằng sáng chế ra nguồn điện xoay chiều của Nikola Tesla. Thực tế chứng minh rằng nhà phát minh thiên tài đôi khi cũng có lúc sai lầm.
     
    Máy tính cá nhân
     
     
    “Chúng ta đã đạt đến giới hạn về những điều có thể làm với máy tính” – John Von Neumann, năm 1949.
     
    Một nhận định quá đỗi sai lầm của nhà toán học vốn từng đi tiên phong trong lĩnh vực máy tính kỹ thuật số. Với các mạch tích hợp (hay còn gọi là vi mạch), máy tính đã cho phép mọi người kết nối với nhau trên toàn thế giới. Thậm chí là nghiên cứu và điều khiển chính hành tinh của mình, nhưng cho đến hiện tại, vẫn chưa ai thấy được giới hạn của thiết bị này.
     
    Vi mạch
     
     
    “Thiết bị này thì có gì hữu dụng?”- Một kỹ sư tại bộ phận hệ thống máy tính cao cấp của IBM đã nhận xét về vi mạch như vậy trong năm 1968.
     
    Đúng là vi mạch chỉ có tác dụng trong hầu hết các thiết bị điện xuất hiện trên máy tính, xe cộ, nhà máy, văn phòng và những vật dụng gia đình khác… Trừ những thứ đó ra thì đúng là phát minh này “vô dụng”.
     
    Truyền số liệu
     
     
    “Truyền tải dữ liệu thông qua đường dây điện thoại có thể đúng trên lý thuyết, nhưng các thiết bị đòi hỏi là quá đắt và đây sẽ không thể là một đề xuất có tính thực tế.” – Dennis Gabor, nhà vật lý người Anh năm 1962.
     
    Là một nhà khoa học xuất sắc, Gabor đã từng đoạt giải Nobel cho việc phát minh ra Holography (phép chụp ảnh giao thoa laze). Tuy nhiên, lần này ông đã thất bại trong việc dự đoán những thành công của email và modem – những phát minh đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống với khả năng truyền tải thông tin nhanh hơn cả tên lửa.
     
     
     
    Tổ chức mua sắm trực tuyến là một thất bại có thể nhìn thấy được. Bởi lẽ phụ nữ muốn ra khỏi nhà, đến cửa hàng, lựa chọn và mặc cả mặt hàng họ muốn.” – Tạp chí Time năm 1966.
     
    Sự thật là mua bán hàng trực tiếp vẫn hấp dẫn hơn so với hình thức online. Tuy nhiên, hãy nhìn vào thành công của Amazon hay PayPal để đánh giá xem đây liệu có phải là một thất bại hay không.
     
    Ô tô
     
     
    “Di chuyển nhanh không cần ngựa chỉ là một thú chơi thời thượng của giới nhà giàu. Thậm chí, nếu giá của ô tô có giảm như thế nào trong tương lai thì đây vẫn không thể là phương tiện được sử dụng rộng rãi giống như là xe đạp vậy.” – Literary Digest năm 1899.
     
    Có lẽ điều này chỉ còn đúng với các nước đang phát triển, nhưng dấu hiệu mở rộng của thị trường ô tô vẫn chưa hề chậm lại. Theo thống kê, tính tới cách đây 5 năm đã có 53 triệu xe lưu hành trên đường phố khắp thế giới.
     
    Truyền hình
     
     
    “Xét về mặt lý thuyết và kỹ thuật thì truyền hình là một bước tiến lớn. Song trong lĩnh vực tài chính hay thương mại thì loại hình nói trên chẳng có chút tác dụng nào.” – Lee DeForest, nhà phát thanh người Mỹ, đã sáng chế ra ống chân không phát biểu năm 1926.
     
    Giờ đây TV có mặt ở khắp nơi trên thế giới với tốc độ thay đổi mẫu mã và công nghệ nhanh tới chóng mặt. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ đã có tới 220 triệu sản phẩm hiện được sử dụng. Vậy nên, điều không thể trong tiên đoán của Lee DeForest là một sai lầm mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra.
     
    Tiềm năng
     
     
    “Mọi thứ có thể được phát minh đều đã được phát minh.” – Charles H. Duell, ủy ban văn phòng sáng chế Hoa Kỳ, 1989.
     
    Có lẽ người đàn ông này đã quá mệt mỏi với việc cấp bằng sáng chế cho các kỹ sư. Tuy nhiên, công nghệ vẫn phát triển ngày càng nhanh và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, tính năng mới xuất hiện. Óc sáng tạo của con người là không có giới hạn, và sẽ thật nực cười nếu có bất cứ ai nghi ngờ điều hiển nhiên đó. 

    NỔI BẬT TRANG CHỦ