Độ phân giải màn hình và những điều cần biết

    PV, Mạnh Cường 

    Cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ độ phân giải màn hình.

    Độ phân giải màn hình – Display Resolution, chính là chỉ số của các điểm ảnh được biểu hiện trên màn hình. Đối với loại màn hình CRT thì bạn hoàn toàn có thể điều chỉ con số này lên xuống tùy ý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, đối với màn hìn LCD thì điều này không đúng. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ thế nào là độ phân giải màn hình, đồng thời cũng nắm được cấu trúc cơ bản của nó. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những giải phải tối ưu nhất nhằm phục vụ cho việc học tập và giải trí của mình.
     
    Như các bạn đã biết, hình ảnh cấu tạo từ những điểm ảnh được gọi với cái tên chính thức là Pixel. Bạn nên biết rằng tất cả các hình ảnh trên máy tính đều được thể hiện trên bề ặt 2D của chiếc màn hình dựa trên thông số điểm ảnh. 
     
     
    Chính vì lẽ đó mà mỗi khi thay đổi tăng hoặc giảm độ phân giải màn hình, số lượng điểm ảnh được sử dụng để biểu thị hình ảnh cũng thay đổi theo. Nếu bạn để độ phân giải màn hình cao, số lượng điểm ảnh nhiều thì hình ảnh sẽ mượt mà, chi tiết. Ngược lại, nếu điều chỉnh độ phân giải xuống thấp thì số lượng điểm ảnh biểu thị hình sẽ giảm xuống, khiến hình ảnh xấu đi.
     
    Như vậy là bạn đã hiểu được khái niệm của độ phân giải màn hình là gì và nó tác động tới chất lượng hình ảnh như thế nào. Khi bạn điều chỉnh độ phân giải màn hình ở mức 1920x1200 tức là bạn đã khai báo rằng 1,920 x 1,200 = 2,304,000 điểm ảnh sẽ được sử dụng, hay còn được gọi tắt 2,3 Megapixel – 2,3 triệu điểm ảnh, mà trong đó 1920 là bề rộng điểm ảnh còn 1200 là độ cao của điểm ảnh. Với kết quả đó, bạn sẽ có 2,3 Megapixel cho mức độ phân giải 1920x1200.
     
     
    Sau khi nắm được khái niệm của điểm ảnh, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu trúc của nó. Hai loại màn hình CRT truyền thống và LCD có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Chúng ta hãy bắt đầu với loại màn hình CRT. Loại màn hình này sử dụng hùynh quang để hiển thị hình ảnh. Một ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn hình huỳnh quang để thể hiện các điểm ảnh mong muốn. Mà trong đó mỗi một màu được xác định bằng cách ghép ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương.
     
     
    Trong khi đó, màn hình tinh thể lỏng thì được thiết kế dựa trên cấu trúc điểm ảnh cố định. Chính vì vậy mà nếu muốn có hình ảnh đạt chức lượng tốt nhất bạn phải để độ phân giải do nhà sản xuất quy định. Nếu bạn điều chỉnh độ phân giải màn hình xuống mức thấp hơn do nhà sản xuất quy định thì chất lượng hình ảnh sẽ giảm xuống.
     
    Bạn nên biết rằng, tỉ lệ giữa kích cỡ chiều ngang và chiều dọc của màn hình cũng được tính theo pixel (điểm ảnh). Các màn hình CRT truyền thống có tỷ lệ 4:3. Ngày nay, các màn hình rộng (widescreen) thường sử dụng tỉ lệ tương đương như màn hình ở rạp chiếu phim, với tỉ lệ 16:9 hay 16:10.
     
     
    Màn hình LCD thường có tỷ lệ khung hình là 16:9, hay thường được gọi là màn hình HD (High Definition – Độ phân giải cao).Với màn hình rộng, bạn sẽ có nhiều không gian để làm việc hơn cũng như nhiều vị trí để chứa các cửa sổ được mở đồng thời, do vậy được nhiều người sử dụng yêu thích hơn. Nếu coi những bộ phim với kích cỡ khác với tỷ lệ của màn hình, sẽ thường xuất hiện 2 dãy đen nằm dọc hoặc nằm ngang trên màn hình.
     
     
    Màn hình truyền thống CRT được coi là khá linh hoạt trong việc điều chỉnh độ phân giản màn hình, từ đó đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Nhưng với những lợi ích mà LCD mang lại, từ chất lượng hình ảnh, tiệt kiệm thông gian và trên hết là giúp người dùng giữ gìn sức khỏe. Bởi vậy, cho đến thời điểm hiện tại, màn hình LCD luôn là sự lựa chọn sáng giá dành cho nhu cầu làm việc và giải trí.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ