Cách giải quyết một số trục trặc khi khởi động máy tính

    PV, Trần Đại 

    Bạn đã biết cách đoán bệnh xem máy tính mình bị gì và nắm rõ cách khắc phục hay chưa?

    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chiếc máy tính ngày càng hoàn thiện hơn, mạnh mẽ hơn, xử lí hiệu quả và trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số trục trặc kĩ thuật khiến bạn không thể mở máy được hoặc một số sự cố khiến cho bạn cảm thấy bực mình. Lúc này, giải pháp của đa số người tiêu dùng chính là đem máy ra cửa hàng sửa chữa. Tuy nhiên, phần lớn là việc này sẽ làm bạn tốn chi phí từ 50k-200k với những lỗi nhỏ, đồng thời cũng mất một khoảng thời gian đáng kể để chờ đợi.
     
    Khoan đừng làm điều đó vội! Hãy đọc bài viết này vì nó sẽ gợi ý cho các bạn một vài cách kiểm tra máy tính của mình để xử lí các sự cố trục trặc cơ bản. Tất nhiên, đây chỉ là những lỗi phổ biến và hay gặp nhất, còn những lỗi "đặc biệt", chúng tôi sẽ phân tích trong bài viết khác.
     
    Nếu máy tính bạn khởi động được nhưng bị treo máy khi vào Windows?
     
    Ở đây sẽ có 2 trường hợp xảy ra cho máy của bạn. Nếu bạn khởi động được máy, vào được Windows nhưng sau đó thì bị treo máy, rất có thể là do một chương trình mà bạn mới cài đặt bị lỗi. Bạn có thể khởi động lại máy và bấm F8 liên tục trong quá trình khởi động trước khi máy vào Windows. Lúc này, màn hình Advanced Options Menu xuất hiện. Bạn có thể lựa chọn khởi động bằng cấu hình thiết lập gần nhất mà còn tốt (Last Known Good Configuration).
     
    Bên cạnh đó, nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề, hãy lựa chọn safe mode. Lúc này, bạn có thể vào được màn hình Windows ở chế độ "an toàn", tại đây bạn có thể gỡ bỏ cài đặt cuối cùng của bạn, update lại driver của máy và restart máy để thử xem máy khởi động như thế nào.
     
     
    Nếu bạn gặp phải tình huống vừa khởi động mà lại bị treo máy trước khi vào Windows thì có thể máy tính gặp vấn đề về phần cứng. Bạn nên test các bộ phận máy tính của mình một cách riêng biệt nhằm phát hiện thiết bị nào bị lỗi để có thế thay thế. Bạn nên bắt đầu từ nguồn, Ram, đến card màn hình, rồi đến chip, mainboard…
     
    Bạn gặp phải một số cảnh báo lỗi
     
    Trong nhiều trường hợp, khi bạn khởi động sẽ gặp phải một số cảnh báo trước khi vào Windows, chúng tôi sẽ đưa ra một số cảnh báo mà bạn thường gặp phải.
     
    8024 Gate - A20 Error: Lỗi bàn phím (có thể do kẹt phím).
     
    Bad Partition Table: Lỗi do đĩa cứng được tạo và phân vùng partition bằng lệnh fdisk không đúng.
     
     
    A: Drive Error: Lỗi do các thông số đĩa cứng không được khai báo đúng trong CMOS.
     
    Cmos Memory Size Mismatch: Lỗi do hỏng các chip nhớ hoặc RAM cắm không chắc.
     

    Disk Boot Error, Replace And Strike To Retry: Lỗi do máy tính không tìm thấy đĩa có thể khởi động (chứa file khởi động của hệ điều hành).
     
    Disk Drive 0 Seek Failure: Lỗi do dây cáp Data của ổ đọc đĩa lỗi, hoặc do mạch điều khiển bị lỗi.
     
     
    Disk Boot Failure: Lỗi do đĩa khởi động bị hỏng hãy thay đĩa khởi động khác.
     
    Disk Read Failure - Strike F1 To Retry Boot: Lỗi do đĩa hỏng, cắm nhầm cáp.
     
    Hard Disk Failure: Lỗi do một trong các nguyên nhân sau: mạch điều khiển đĩa cứng hỏng, dây nguồn không gắn vào ổ cứng, cáp data cắm sai đầu, hoặc Jumper chọn master/sleve không đúng.
     
    Keyboard Stuck Key Failure hay Keyboard Error: Lỗi do cắm bàn phím hỏng, hoặc kẹt phím.
     
    RAM Test Address Failure: Lỗi do chip dùng địa chỉ hóa bộ nhớ hỏng, vì các chip này được tích hợp trên mainboard, nên phải sửa hoặc thay mianboard.
     
    Đây chỉ là một số cảnh báo thông thường mà bạn hay gặp phải khi máy tính của bạn có vấn đề, bạn có thể dựa vào nguyên nhân của nó để có thể tự xử lí hoặc đưa ra biện pháp sửa chữa thích hợp. Còn rất nhiều các cảnh báo khác nữa nhưng chúng tôi không thể liệt kê ra hết được, vì thế bạn có thể tìm hiểu thêm trên một số website công nghệ.
     
    Màn hình xanh
     

    Khi máy tính của bạn gặp vấn đề này thì nguyên nhân lớn nhất có thể là do bị xung đột phần mềm hoặc phần cứng. Đối với phần mềm, bạn hãy xem thử mình vừa cài đặt những phần mềm nào và nó có bị xung đột với phần mềm nào đã cài đặt trước đó hay không. Bạn có thể vào safe mode để xóa bỏ phần mềm đó hoặc cài một phiên bản khác xem có tương thích hay không. Bên cạnh đó, bạn nên lau chùi kĩ khe cắm của ram, card màn hình, chip… vì rất có thể là do những bộ phận trên bị cắm lỏng. Điều này cũng thể xảy ra nếu máy tính của bạn nhiễm virus.
     
    Trên đây chỉ là một số trường hợp trong rất nhiều các vấn đề mà máy tính của bạn có thể gặp phải khi khởi động. Nếu những phương pháp trên chúng tôi đưa ra không giải quyết được vấn đề của bạn thì tốt nhất bạn nên đưa đến trung tâm bảo hành để sửa chữa. Chúc các bạn thành công.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ