Mang cả vũ trụ vào máy tính với Stellarium

    PV, DIM 

    Bạn là một nhà nghiên cứu về thiên văn học? Hay chỉ đơn giản bạn là người có sở thích tìm hiểu về các ngôi sao, thái dương hệ và các hành tinh? Stellarium 3D sẽ giúp mang cả không gian vũ trụ vào chiếc máy tính của bạn.

    Với Stellarium 3D, giờ đây bạn đã không còn cần thiết phải bỏ ra hàng triệu đồng để tậu về một chiếc kính thiên văn đắt tiền và khối thời gian để chọn một địa điểm lý tưởng phù hợp cho tầm quan sát, vốn là hai điều vô cùng cần thiết nếu bạn muốn bắt đầu tập tành nghiên cứ về bầu trời.
     
    Tất cả những gì bạn cần làm là download Stellarium tại đây, cài đặt phần mềm này vào máy tính của mình và bỏ chút thời gian “vọc” cách sử dụng phần mềm này. Stellarium là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí và có thể chạy trên cả 3 hệ điều hành phổ biến hiện nay là: Windows, Mac OS và Linux.
     
    Với Stellarium, việc khám phá cả vũ trụ bây giờ không còn là vấn đề gì lớn lao. Stellarium mô phỏng 3 chiềubầu trời với tất cả các vì sao quan sát được từ trung tâm là Trái đất theo thời gian thựcvới độ chính xác gần như hoàn hảo. Không những vậy, Stellarium còn cung cấp đầy đủ các công cụ để bạn thao tác nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về một hành tinh nào đó và mối quan hệ của nó với các hành tinh còn lại như: phóng to, thu nhỏ, hiển thị thông số vị trí... Bây giờ, chúng ta hãy cùng thử nghiệm một số tính năng của phần mềm này.
     
    Sau khi khởi động Stellarium, chương trình mở ra trên màn hình của bạn một cảnh nhìn bầu trời từ thủ đô Paris nước Pháp.
     
    Quang cảnh bầu trời nhìn từ Paris nước Pháp vào thời điểm thời điểm 09:51 PM ngày 09 tháng 07 năm 2011.
      
    Thời gian và khung cảnh bầu trời được mô phỏng gần như chính xác với thời điểm hiện tại ở Paris. Bạn có thể ấn giữ chuột trái và rê chuột hoặc dùng các nút di chuyển trên bàn phím (up, down, left, right) để điều chỉnh góc nhìn. Khi muốn phóng to hoặc thu nhỏ để có cái nhìn chi tiết hơn về các hành tinh, bạn bấm phím Page Up/Down trên bàn phím hoặc cuộn nút giữa chuột.
     
    Hình ảnh phóng to của mặt trăng nhìn từ Paris nước Pháp vào thời điểm 23:29 PM ngày 09 tháng 07 năm 2011.
      
    Bây giờ, hãy thử quan sát quang cảnh bầu trời hiện tại ở một nơi khác trên trái đất như ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Bạn hãy bấm F6, khi đó một cửa sổ cho phép chọn vị trí sẽ hiện ra.
     
     
    Bạn gõ vào ô tìm kiếm: “thanh pho Ho Chi Minh”, rồi double-click vào kết quả tìm được. Khi đó, quang cảnh bầu trời tại thời điểm hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ hiện lên trên màn hình.
     
    Quang cảnh bầu trời nhìn từ thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm 00:15 AM ngày 09 tháng 7 năm 2011.
      
    Để xem một số thông tin về một hành tinh nào đó, bạn có thể click trực tiếp lên hành tinh đó, nhấn phím spacebar trên bàn phím để zoom vào hành tinh. Thông tin về hành tinh bao gồm: khoảng cách đến trái đất, độ lớn, độ lệch v.v... sẽ hiển thị ở góc phía trên bên trái màn hình.
     
     
    Để bật/tắt hệ thống kinh/vĩ tuyến bạn có thể dùng 2 phím tắt E và Z.
     
     
    Một tính năng khá thú vị của Stellarium đó là khả năng hiển thị hình vẽ của các chòm sao. Tính năng này có thể được bật lên bằng phím tắt R.
     
     
    Bạn có thể bật các nhãn chứa tên gọi hoặc số hiệu của các hành tinh để phân biệt rõ chúng với nhau bằng cách bấm F4 hoặc sử dụng Menu Sky and Viewing Options. Tuy nhiên, với độ phóng quá nhỏ, việc hiển thị nhãn sẽ làm bạn cảm thấy rối mắt hơn vì độ dày đặc của các hành tinh.
     
     
    Thêm một chức năng khá hữu dụng nữa của Stellarium đó là chức năng tìm kiếm các hành tinh. Để mở cửa sổ tìm kiếm, bạn dùng phím tắt Ctrl F, sau đó bạn có thể nhập tên, số hiệu hoặc thông số đặc thù của hành tinh cần tìm và nhấn Enter. Ngay lập tức, màn hình sẽ zoom đến hành tinh bạn đang tìm kiếm.
     
     
    Ngoài các tính năng đã nêu trên, Stellarium còn khá nhiều tính năng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc nghiên cứu sự tương tác thời gian thực giữa các hành tinh như điều chỉnh thời gian nhanh/chậm, chuyển đổi hệ tọa độ từ trái đất sang các hành tinh khác..vv...Vì vậy, phần mềm này được sử dụng khá rộng rãi trong việc nghiên cứu và giảng dạy trong các bộ môn thiên văn. Nếu bạn là người đam mê thiên văn học, vũ trụ và các hành tinh, bạn còn chờ gì nữa mà không thử sử dụng ngay phần mềm tuyệt vời này?
     
    Tham khảo: addictivetips
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ