Lịch sử Nokia - Phần 1: Những ngày đầu bán bột giấy, điện và cao su

    PV, S&L 

    Bạn có biết Nokia đã từng sản xuất giày, lốp xe và điện.

    Nhắc đến cái tên Nokia chắc chắn ai ai cũng biết đây là hãng sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới. Cái tên Nokia đã rất quen thuộc với người dùng Việt Nam từ khi thị trường di động phát triển cho đến nay. Với các sản phẩm đa dạng trải dài từ phân khúc siêu bình dân (với các cái tên 1110i, 1200...) cho đến những chiếc smartphone cao cấp (như N900, N8...) thậm chí cả những chiếc điện thoại siêu sang Vertu cũng là một phần của người khổng lồ Nokia.
     
    Có thể nói, Nokia đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường viễn thông trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu không có những model điện thoại siêu bình dân như 1200 hay 1110i có lẽ thị trường viễn thông di động Việt Nam không thể có được sự phát triển như ngày nay.
     
    Tuy đã xuống dốc nhiều so với thời kỳ đỉnh cao những năm 2006 ~ 2008 do sự hụt hơi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ và không theo kịp sự phát triển của công nghệ cộng thêm với sự giảm giá mạnh mẽ của smartphone khiến cho dump phone - thế mạng của Nokia sụt giảm doanh số nghiêm trọng. Hiện tại mỗi cổ phiếu của Nokia có giá 6 USD, tương ứng với giá trị công ty khoảng 23,5 tỷ USD.
     

     
    Bạn chắc chắn biết đến Nokia nhưng liệu bạn có biết về những ngày đầu thành lập của Nokia. Bạn có bất ngờ khi Nokia khởi đầu không có liên quan gì đến điện thoại hay điện thoại di động hay không? Hãy cùng chúng tôi ngược dòng lịch sử về những ngày đầu thành lập của người khổng lồ Phần Lan để tìm câu trả lời.
     
    Những ngày đầu thành lập
     
    Tập đoàn sản xuất điện thoại Nokia khổng lồ ngày nay thật ra là sự hợp nhất của ba công ty con bao gồm: Nokia Company (Nokia Aktiebolag), Finnish Rubber Works Ltd (Suomen Gummitehdas Oy) và Finnish Cable Works Ltd (Suomen Kaapelitehdas Oy).
     
    Cái tên Nokia bắt đầu manh nha vào năm 1865 khi Fredrik Idestam thành lập nhà máy chế biến bột giấy tại thị trấn Tampere - phía tây nam Phần Lan. Cũng trong năm này ông thành lập một nhà máy thứ thứ hai cách Tampere 15 km về phía tây nhằm tận dụng tài nguyên cho việc sản xuất... điện. Năm 1871 với sự giúp đỡ của người bạn thân Leo Mechelin, Idestam cho ra đời công ty Nokia - cái tên quá quen thuộc với chúng ta bây giờ.

    Đến cuối thế kỷ 19, Mechelin muốn mở rộng công ty vào ngành kinh doanh năng lượng nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của Idestam. Tuy nhiên, không lâu sau đó (1896), Idestam nghỉ hưu và rời khỏi công ty do mình sáng lập, Mechelin, do đó, trở thành chủ tịch công ty từ 1898 cho đến năm 1914. Năm 1902, Nokia chính thức tham giành ngành công nghiệp sản xuất điện.
     

     
    Năm 1898, Eduard Polón thành lập Finnish Rubber Works (công ty chế biến cao su Phần Lan), sản xuất gas và một số sản phẩm cao su khác. Vào đầu thế kỷ 20, công ty này mở một nhà máy gần thị trấn khởi nghiệp của Nokia và họ bắt đầu sử dụng thương hiệu Nokia trên các sản phẩm của mình. Năm 1912, Arvid Wickström thành lập Finnish Cable Works - mảnh ghép cuối cùng của Nokia ngày nay. Đây là công ty chuyên sản xuất điện thoại, cáp điện.
     
    Vào cuối thập niên 1910, ngay sau thế chiến thứ nhất, các công ty Nokia rơi vào tình trạng chuẩn bị phá sản. Để tiếp tục quá trình sản xuất điện, Finnish Rubber Works giành quyền kinh doanh của Nokia Company khi đó dã vỡ nợ. Năm 1937, Verner Weckman, một đô vật - người đầu tiên dành huy chương vàng Olympic của Phần Lan trở thành chủ tịch của Finnish Cable Works sau 16 năm cống hiến ở vị trí giám đốc kỹ thuật (Technical Director). Sau thế chiến 2, Finnish Cable Works, phải cung cấp cáp cho Liên Xô như là một điều khoản bồi thường chiến tranh, điều này đã cho công ty một vị trí tốt hơn trên thương trường sau này.
     

     
    Năm 1922, 3 công ty kể trên sáp nhập quyền sở hữu. Tới năm 1967, Nokia Corporation (tập đoàn Nokia) ra đời, mở đường cho Nokia trở thành tập đoàn đa quốc gia như ngày nay. Công ty mới được phép kinh doanh trong nhiều ngành công nghiệp như như: sản xuất xe hơi, lốp xe đạp, giày dép (bao gồm cả ủng cao su), cáp thông tin, truyền hình máy tính cá nhân, thông tin liên lạc, nhựa, nhôm, hóa chất và một số mặt hàng điện tử tiêu dùng khác... Các công ty này có lãnh đạo riêng của mình. Chủ tịch đầu tiên của Nokia, Björn Westerlund là người đã khởi động cho quá trình trở thành ông trùm di động của Nokia.
     
    Cuối cùng, vào những năm 1990, Nokia bỏ các ngành khác, tập trung toàn bộ sức lực trong ngành viễn thông. Các ngành sản xuất khác như giày dép, lốp cao su... tách ra thành lập công ty riêng. Và Nokia - người khổng lồ điện thoại di động chính thức ra đời.
    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày