Apple đang đầu độc công nhân Trung Quốc

    PV, Lê Vũ Lâm 

    Apple cũng như nhiều công ty xuyên quốc gia khác đang tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc, tuy nhiên cách hành xử của hãng cần phải được xem xét lại.

    Thật đáng buồn khi tờ báo Financials Time công bố có tới 36 nhóm hoạt động vì môi trường ở Trung Quốc đã kiến nghị tới Apple về những hành vi gây ô nhiễm môi trường của hãng, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động mà không hề được hồi đáp. Trong khi đó, nếu ở Mỹ hay một số nước khác, chỉ cần chiếc iPhone của bạn bị ngắt kết nối bất chợt thì đó cũng là vấn đề “ra trò”.
     
     
    Tuy nhiên, thực tế này lại đang xảy ra ở đất nước đông dân nhất thế giới. Theo đó, có tới 29 tập đoàn xuyên quốc gia bị liệt vào danh sách đen, trong đó có cả Sony, Nokia, Toshiba, Samsung, HP… Mặc dù vậy, trong khi các hãng khác phản ứng một cách tích cực thì Apple cư xử đúng như cách vẫn làm tại Mỹ, đó là chỉ trích và… không thèm quan tâm.
     
    “Apple cư xử hoàn toàn khác các thương hiệu lớn còn lại, họ rất tự mãn và không hề đáp lại các yêu cầu của chúng tôi” – trích lời Ma Jun, giám đốc một tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trường uy tín tại Trung Quốc.
     
    Có một sự thật rằng các công nhân tại nhà máy Lianjian Technology đã bị ngộ độc khi sử dụng hóa chất làm sạch để chế tạo màn hình cảm ứng cho Apple. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này hãng vẫn giữ im lặng. Dường như “im lặng là vàng” đã là tôn chỉ hoạt động được Apple nâng lên tầm nghệ thuật. Vụ việc thực sự đáng quan tâm không chỉ trên khía cạnh pháp lý mà còn cả vấn đề đạo đức.
     
    Liệu có ai muốn sử dụng những sản phẩm như iPad hay iPhone khi biết rằng để làm ra chúng, công nhân phải chịu ngược đãi hay thậm chí bị đầu độc? Do đó, Apple cần phải thực sự chịu trách nhiệm với những hành động của mình cũng như có thái độ hăng hái khắc phục hậu quả gây ra.
     
     
    Tất nhiên, mọi nguyên nhân đều xuất phát từ lợi nhuận. Trong khi các dòng máy thương hiệu "quả táo" vẫn đang làm mưa làm gió ngoài thị trường thì Apple cần phải đẩy mạnh sản xuất hơn nữa, cũng có nghĩa là vắt kiệt sức của người lao động nhiều hơn nữa. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng khi sử dụng nhân công ở nước ngoài, Apple đã tiết kiệm được những khoản chi khổng lồ (ước tính chỉ bằng 1/8 ở Mỹ), song hãng vẫn muốn tận dụng quá mức đồng tiền mình bỏ ra - điều không thể chấp nhận được.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ