Sau khi “nấu”, những chiếc iPhone được khoác lên một diện mạo mới khiến người mua khó phân biệt, người bán "hét" giá cao.
Những chiếc iPhone này nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có một phần lớn được làm mới từ Việt Nam. Tức là, bo mạch hoặc máy cũ, nát được nhập về từ nước ngoài, sau đó các tiệm điện thoại lớn có thợ kỹ thuật tay nghề tốt sẽ mua vỏ máy về ráp cho mới để bán được giá. Công đoạn làm mới được dân trong nghề gọi là “nấu”.
Thông thường, iPhone 3G hoặc 3GS sẽ được thay lớp cảm ứng bên trên, đánh bóng lại đường viền kim loại xung quanh, và thay vỏ nhựa phía dưới. Vì vậy toàn bộ bộ vỏ bên ngoài sẽ trông như mới tinh.
Một chiếc iPhone 3G màu trắng cũ, vỏ nứt.
Tháo ốc.
Dùng miếng hút để tháo màn hình.
Màn hình được gỡ ra.
Vỏ màu trắng sẽ được thay bằng vỏ mới, viền kim loại ở giữa sẽ được đánh bóng,
còn màn hình bên trái sẽ được tháo ra một lần nữa để thay mặt kính cảm ứng.
Dùng mỏ hàn hơ nóng để tách màn hình cảm ứng ra khỏi khung.
Miếng kính cảm ứng phía trên sẽ được thay mới.
Mài bóng viền kim loại.
Màn hình được vệ sinh để chuẩn bị ráp.
Vỏ trắng phía sau đã được thay mới, viền kim loại được đánh bóng. Đổ keo dán để cố định vỏ và viền.
Ráp xong mặt sau.
Gắn màn hình cảm ứng vào.
Và một chiếc iPhone 3G mới tinh được “nấu” xong.
Theo một chủ cửa hàng sửa chữa ở quận 11 (TP.HCM), những chiếc iPhone “nấu” này cơ bản vẫn tốt, tùy thuộc vào bo mạch bên trong có còn “zin” hay không. Vấn đề là, các cửa hàng khi bán ra có đúng giá trị của máy hay không, và có trung thực về nguồn hàng của mình hay không mà thôi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương