Thực trạng cuộc chiến bằng sáng chế công nghệ

    Vân Korea, Vân Korea 

    Một cuộc chiến đem lại nhiều thất bại.

    Cuộc chiến về bằng sáng chế trong ngành công nghiệp công nghệp điện thoại nói chung và smartphone nói riêng đang có sự leo thang nhanh chóng. Hàng loạt những cái tên nổi tiếng như Samsung, Apple, Nokia, RIM hay HTC đều bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực này. Nhiều nhà sản xuất điện thoại đã phải chịu những hình phạt nặng nề từ tòa án như phí bồi thường, sản phẩm bị cấm bán hay gỡ bỏ một số tính năng. Nhưng đằng sau lớp màn đen tối đó, kẻ thua cuộc thực sự chính là người tiêu dùng.

    Ngành công nghiệp di động sở hữu hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn bằng sáng chế lớn nhỏ khác nhau. Trong khi nhiều công ty đồng ý trả phí cho việc dùng bằng sáng chế của hãng khác nhằm đạt được thỏa thuận cấp phép an toàn thì một số lại tìm mọi cách lách luật thậm chí sử dụng mà chưa được sự đồng ý. Dù muốn hay không, vẫn cần một người cầm cân nảy mực đứng ra phân xử, đó là tòa án. Cuộc chiến bằng sáng chế đã thực sự nổ ra. Nhưng chiến tranh sẽ đem lại điều gì, chiến lợi phẩm hàng tỷ USD cho người thắng còn sự sụt giảm tài chính và uy tín cho kẻ thất bại.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
     
    Ai sẽ được lợi từ các cuộc tranh chấp bằng sáng chế? Trước tiên, chắc chắn là các luật sư. Mỗi bên sẵn sàng trả khoàn phí khổng lồ để thuê các “thầy cãi” giỏi nhất nhằm giành phần thắng cho mình. Tiếp theo, là người thắng kiện với khoản bồi hoàn khổng lồ và làm đối phương bẽ mặt. Nhưng rốt cục, những khách hàng tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt khi những thiết bị muốn sử dụng đã bị cấm bán hoặc hạn chế nhiều tính năng. Thậm chí, sâu xa hơn nữa chính người dùng đã phải trả một phần chi phí để các hãng sử dụng nhằm theo đuổi các vụ kiện tụng tốn kém.
     
    Cá lớn nuốt cá bé
     
    Thời gian vừa qua, vụ lùm xùm giữa Samsung và Apple đã khiến tốn không ít giấy mực của báo chí. Apple là kẻ khơi mào nhưng Samsung cũng không phải tay vừa khi ngay lập tức có đòn đáp trả là một đơn kiện lên tòa án Mỹ. Hay vào cuối tháng 5 năm nay, hải quan Mỹ vừa cấm nhập khẩu một loạt thiết bị của Motorola Mobility vào thị trường nước này, sau vụ việc tương tự đối với HTC cách đó không lâu. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 10-2010, khi Microsoft bắt đầu cuộc chiến pháp lý với Motorola Mobility, buộc tội đơn vị này vi phạm các bằng sáng chế của hãng có liên quan tới quản lý bộ nhớ ứng dụng, phương thức gửi, nhận email và lịch. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) lúc đó tuyên Microsoft thắng kiện, và sau khi được Tổng thống thông qua, lệnh cấm nhập khẩu các thiết bị Android do Motorola sản xuất vào Mỹ đã được ban hành.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
     
    Trong những năm gần đây, các gã khổng lồ công nghệ đã tích cực tìm kiếm số lượng lớn bằng sáng chế trên rất nhiều lĩnh vực, có thể bằng cách mua từ các công ty nhỏ hơn. Bên nào cũng mong muốn được sở hữu những công nghệ di động tiên tiến và độc đáo nhất. Việc các ông lớn ngồi vào bàn đàm phán nhằm phát triển và chia sẻ các công nghệ cùng nhau đúng là một điều không tưởng.

    Những ông trùm ngành công nghiệp kỹ thuật cao như Apple và Microsoft chính là kẻ khơi mào cuộc chiến. Mặc dù họ có những mục tiêu và chiến lược khác nhau cả hai đã liên tục tấn công các nhà sản xuất thiết bị Android như Samsung, Motorola và HTC. Là những công ty hàng đầu thế giới, Apple và Microsoft có tiềm lực kinh tế cực mạnh nên họ sẵn sàng chuẩn bị những khoản kinh phí khổng lồ cho một cuộc chiến tranh lâu dài. Nhưng đối phương của họ cũng không phải tay vừa và đã có sự chuẩn bị tốt. Những vụ kiện đã góp phần làm chậm tốc độ toàn bộ ngành công nghiệp di động trong một vũng lầy mà bên trong đó hàng tỷ USD được mang ra để làm phần thưởng cho kẻ chiến thắng.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
    Những vụ kiện diễn ra chồng chéo giữa các "đại gia" công nghệ.
     
    Cuộc chiến lan rộng với tốc độ nhanh chóng mặt
     
    Microsoft nắm trong tay rất nhiều bằng sáng chế có giá trị, việc cấp phép bản quyền công nghệ cho các nhà sản xuất thiết Android mỗi năm đem lại cho hãng phần mềm số 1 thế giới những khoản doanh thu khổng lồ. Thậm chí, việc hợp tác với các nhà sản xuất smartphone và tablet Android như LG, HTC, Samsung, Acer cùng nhiều công ty nhỏ hơn giúp Microsoft kiếm nhiều tiền hơn là từ nền tảng Windows Phone mang lại. Nhưng tham vọng quá lớn đã khiến Microsoft muốn thâu tóm cả chính các đối tác làm ăn của mình dẫn đến những vụ kiện rùm beng và tốn kém.
     
    Apple thì lại thể hiện một quan điểm cứng rắn, không nhân nhượng với mọi đối thủ. Đơn giản là nhà táo muốn tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh bởi họ tin rằng các dòng thiết bị thông minh hiện nay đều bắt nguồn từ việc sao chép ý tưởng của iPhone và iPad. Ngay từ thời kỳ nắm quyền của CEO huyền thoại Steve Jobs, Apple đã nhiều lần cáo buộc một số hãng như Motorola, HTC hay Samsung vi phạm bằng sáng chế của mình.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
     
    Bên cạnh đó, gã tìm kiếm Google lại không có nhiều động thái nhằm bảo vệ các đối tác Android của mình. Thậm chí Google còn dính vào cuộc tranh chấp các bằng sáng chế của Nortel với Apple, RIM và Microsoft hay đứng ra mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD trong khi Motorola đang tham gia vào trận chiến pháp lý với Microsoft và Apple.
     
    Nokia kiện Apple, RIM kiện Kik, Kodak kiện Apple và HTC, cái danh sách này cứ ngày một dài thêm báo hiệu một thời kỳ đen tối của ngành di động thế giới sắp bắt đầu.
     
    Hệ thống cân bằng đang bị phá vỡ
     
    Ngay cả khi chấp nhận rằng bằng sáng chế là một phương diện tốt trong tất cả mọi lĩnh vực, nhưng việc cấp phép tràn lan đang đem lại nhiều tiêu cực. Hệ thống cấp bằng sáng chế hiện nay đang trở nên lỏng lẻo hơn, chỉ riêng trong năm 2011 đã có 225.000 bằng sáng chề được cấp phép. Cơ quan Thương hiệu và Bản quyền Mỹ phải xem xét hàng ngàn bằng sáng chế mỗi tuần. Trong số đó, có rất nhiều bằng sáng chế không đạt tiêu chuẩn hay có chức năng tương tự nhau được thông qua.
     
    Việc nghiên cứu những công nghệ mới đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc. Song để được cấp phép và giữ bản quyền, cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu trung bình phải trả chi phí lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy, rõ ràng các tập đoàn lớn sẽ có lợi thế không nhỏ khi nắm trong tay nguồn tiền dồi dào. Ngoài ra, khả năng để mua lại các bằng sáng chế dường như đang trở nên ngày một dễ dàng. Nếu bằng sáng chế được tạo nên để phục vụ khoa học và tôn vinh trí tuệ con người thì việc lạm dụng tiền bạc để sở hữu nó liệu có đúng đắn? Các cuộc cạnh tranh nhằm thu mua góp phần đẩy giá các bằng sáng chế lên rất cao nhưng xét cho cùng chi phí bỏ ra đó, các hãng sản xuất sẽ bắt người tiêu dùng phải gánh chịu.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
     
    Người tiêu dùng thiệt đủ đường
     
    Không chỉ phải chịu thêm những khoản chi phí vô lý làm đội giá bán lên cao, người tiêu dùng có thể còn phải đối mặt với việc bị tước bỏ những tính năng mới trên thiết bị của mình. Lấy ví dụ, nếu như Apple giành chiến thắng trước Samsung tại tòa án, có thể một vài tính năng thú vị trên Galaxy S III sẽ vĩnh viễn bị khóa do vi phạm luật bản quyền. Hay nếu không có biện pháp lách luật láu lỉnh của Google bằng cách nâng cấp nhanh Samsung Galaxy Nexus lên Android 4.1 Jelly Bean thì nhiều khả năng smartphone này đã bị cấm bán tại Mỹ. Rõ ràng, lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều người dùng tại Mỹ.
     
    thuc-trang-cuoc-chien-bang-sang-che-cong-nghe
     
    Tổng hợp 
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ