Bật mí những sự thật thú vị về thế giới di động

    Tùng Phạm,  

    Liệu rằng bạn đã biết hết chưa?

    Những chú dế mà các bạn đang sử dụng thường ngày tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa trong đó là cả một lịch sử phát triển lâu dài. Trong dòng chảy lịch sử đó có biết bao nhiêu điều thú vị. 

    Và bạn đã bao giờ tự băn khoăn hỏi chính mình những câu hỏi như: Tại sao mỗi tin nhắn thông thường lại chỉ chứa 160 kí tự? Ai là người đầu tiên đã thực hiện việc gửi một bức ảnh chụp từ điện thoại di động? Đất nước nào bán được nhiều điện thoại nhất? Điện thoại di động nào bền nhất? Hay người dân của nước nào gửi tin nhắn nhiều nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc đó.
     
    1. Đất nước nhắn tin nhiều nhất
     
    Philippines chính là đất nước mà người dân nhắn tin nhiều nhất. Tại quốc gia Đông Nam Á này, ước tính có khoảng 1,4 tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Chính vì lý do này mà trong cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, Philippines còn được biết đến với cái tên gọi “đất nước của tin nhắn”. 

    Một trong những lý do mà tin nhắn rất phát triển ở đất nước này là vì dịch vụ này được miễn phí. Tuy nhiên, do sự phổ biến của tin nhắn và người dân nhắn tin quá nhiều, các nhà mạng của Philippines đã tính phí cho việc sử dụng tin nhắn của người dân. Hiện nay, phí gửi một tin nhắn ở Philippines rơi vào mức 1 peso (tương đương 500 VNĐ).
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    2. Giới hạn 160 ký tự cho một tin nhắn SMS
     
    Vào năm 1985, kỹ sư viễn thông Friedhelm Hillebrand 45 tuổi là người đầu tiên đã xác định được độ dài tiêu chuẩn của 1 tin nhắn văn bản. Ông đã gõ ngẫu nhiên trên máy nhắn tin của mình và hầu như tất cả trong số đó là dưới 160 kí tự. Về lý thuyết thì 1 tin nhắn SMS chỉ được phép chứa tối đa 128 kí tự tuy nhiên việc tối ưu hóa đã giúp người dùng có thêm được 32 kí tự vào mỗi tin nhắn SMS. Từ đó họ có thể nhắn tin tối đa là 160 ký tự cho mỗi tin nhắn SMS được gửi đi.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    3. Điện thoại có thể nghe nhạc đầu tiên
     
    Đó chính là một sản phẩm đến từ Siemens mang tên SL45. Được bán ra và năm 2001, SL45 là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới hỗ trợ tính năng chơi nhạc MP3 và hỗ trợ lưu trữ thông qua khe cắm thẻ nhớ. Siemens SL45 được trang bị thẻ nhớ MMC 32 MB đi kèm với tai nghe stereo. Chiếc điện thoại này có thể phát nhạc liên tục trong vòng 5 giờ sau một lần sạc đầy. Điều đáng tiếc là SL45 không phải là một sản phẩm thành công của Siemens vì đã đi trước thời đại quá xa với những tính năng như thế này.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    Tại Việt Nam, SL45 đã từng được mệnh danh là chiếc điện thoại nổi danh nhất dành cho dân độ di động. Từ việc chỉ lưu trữ được 32 MB dung lượng tương đương với 45 phút nghe nhạc tùy chất lượng nén. Từ việc nâng cấp pin cho đến chỉnh sửa từ phần cứng đến phần mềm, SL45 đã lột xác và trở thành một sản phẩm rất hot khi đó với nhiều tính năng không thua kém gì những chiếc dế cao cấp khác. Đơn cử cho việc chỉnh sửa SL45 chính là việc chỉnh sửa để chiếc điện thoại này có thể lưu trữ tới 2GB dung lượng giúp cho việc nghe nhạc được đã hơn.
     
    4. Điện thoại bền nhất thế giới
     
    Nhiều người vẫn luôn tin rằng các dòng feature phone của Nokia là bền nhất do có khả năng chịu va đập tốt cùng thời lượng pin khá trâu bò. Thế nhưng sự thật lại không phải vậy và cũng ít ai biết được rằng hãng điện thoại Sonim mới chính là người sở hữu danh hiệu cao quý này với Sonim XP3300 Force. Chiếc điện thoại này đã được sách kỉ lục Guiness thế giới ghi nhận là chiếc điện thoại bền nhất thế giới.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    Thiết bị dành được danh hiệu này nhờ “sống sót” sau màn thả rơi từ độ cao 25 mét tương đương với tòa nhà 12 tầng xuống nền bê tông mà không hề gặp bất cứ trục trặc nào. Ở một thử nghiệm khác, XP3300 Force cũng chứng tỏ được mình nồi đồng cối đá ra sao khi vẫn có thể thoạt động bình thường sau khi bị ngâm vào nước bẩn ở độ sâu 2 mét.
     
    5. Điện thoại đắt nhất thế giới
     
    Danh hiệu này đang thuộc về Stuart Hughes iPhone 4 Diamond Rose với mức giá cắt cổ lên đến 7.850.000 USD. Bộ vỏ của chiếc điện thoại này được chế tác với khoảng 500 viên kim cương cho tổng trọng lượng trên 100 cara. Nắp lưng của máy cũng được làm từ hợp kim của vàng trong khi logo táo khuyết của Apple cũng được ưu ái làm nổi bật hẳn lên với 53 viên kim cương. 

    Tuy nhiên không thể không kể đến nút Home đã được gắn kim cương hồng có trị gía 7 cara và bọc bằng chất platinum. Trên thế giới, chỉ có hai chiếc điện thoại như thế này được sản xuất ra dành cho 2 tỷ phú người Úc.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    6. Bức ảnh đầu tiên được gửi từ điện thoại
     
    Tấm hình chụp đầu tiên chia sẻ bằng điện thoại được thực hiện vào ngày 11/6/1971 bởi Philippe Kahn. Ông đã thực hiện việc gửi bức ảnh của mình từ nhà hộ sinh nơi Sophie, con gái ông được chào đời và đó chính là bức ảnh đầu tiên được gửi bằng điện thoại. Philippe Kahn cũng được thế giới ghi nhận là người có công phát triển chiếc camera điện thoại đầu tiên.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    7. Điện thoại bán chạy nhất thế giới

    Đã có hơn 250 triệu chiếc điện thoại Nokia 1100 được bán ra trên toàn thế giới kể từ khi sản phẩm này được hãng điện thoại Phần Lan cho ra mắt vào năm 2003. Sự thành công của chiếc dumb phone này là sự tổng hòa của các yếu tố như giá cả thấp, độ bền cao và thời lượng pin lâu. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa thì mới có một chiếc điện thoại nào đó có thể vượt qua được Nokia 1100 về doanh số bán hàng cao ngất ngưởng này.

     

    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    8. Điện thoại đầu tiên của điệp viên
     
    Chiếc điện thoại đầu tiên được sử dụng bởi điệp viên 007 là Ericsson JB988. Trên màn ảnh, JB988 đã hóa thân trở thành một chiếc siêu điện thoại và trở thành trợ thủ đặc lực cho chàng điệp viên tài ba với các tính năng như máy quét dấu vân tay, hệ thống bảo mật sử dụng điện áp cao, và điều khiển từ xa với video cho chiếc BMW 750IL của Jame Bond.

    Tuy nhiên, đó chỉ là trên phim ảnh, JB988 ở đời thực không được toàn diện như thế và nếu có như thế thật thì giá của nó sẽ cực kỳ đắt đỏ.
     
    Clip điệp viên 007 sử dụng Ericsson JB988. 
     
    9. Mẫn cảm sóng điện từ
     
    Mẫn cảm sóng điện từ có tên khoa học là Electromagnetic Hypersensitivity. Về cơ bản thì đây là hiện tượng khi con người phản ứng lại với sóng điện từ được sinh ra bởi các thiết bị điện tử trong đó có cả điện thoại. Những người mắc phải Electromagnetic Hypersensitivity thường có các triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, đau cơ. 

    Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng điện thoại lên sức khỏe con người nhưng hầu hết chúng vẫn đều đang gây ra những tranh cãi. Tuy chưa có những kết luận cuối cùng nhưng các triệu chứng như đã đề cập ở trên là hoàn toàn có thật với các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    10. Nokia bắt nguồn là công ty sản xuất giấy
     
    Hãng điện thoại Phần Lan danh tiếng được thành lập vào năm 1865 với định hướng kinh doanh là sản xuất giấy. Sau này, công ty đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm từ cao su, dây điện cùng cáp điện. Nửa cuối thế kỷ trước, Nokia là nhà cung cấp chính các thiết bị thông tin liên lạc, mặt nạ khí, nhựa và các hóa chất cho quân đội Phần Lan. 

    Điện thoại di động đầu tiên của Nokia được phát hành vào những năm 1980, kể từ đó Nokia đã trải qua một chằng đường dài trong lịch sử phát triển của mình để trở thành một trong những tên tuồi tầm cỡ của làng công nghệ thế giới. Tuy vị thế của hãng đã không còn được như xưa nhưng những gì mà Nokia đã đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp đi động là không thể phủ nhận.
     
    bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-the-gioi-di-dong
     
    Tham khảo: PhoneArena
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ