Một thập kỷ nữa đã lại trôi qua, đánh dấu sự ra đời của nhiều thiết bị mang tính cách mạng. Song, bên cạnh đó cũng là không ít những thất bại mang tính thảm họa của làng Công nghệ Thế giới. Hôm nay, hãy cùng GenK.vn điểm lại 10 sản phẩm ngớ ngẩn nhất trong vòng 10 năm qua.
9. Google
Google? Xin đừng vội nóng mà hãy nghe lời giải thích dưới đây. Quả thực, giữa nhân quyền và tranh cãi về sự riêng tư tại Trung Quốc, tính “tọc mạch” của Google Streetview đã “giúp” Google cũng như bao cái tên khác của làng công nghệ mà thôi, mặc dù hãng sở hữu rất nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống con người khá tốt.
8. Netbook
Với ưu điểm là nhẹ, mỏng và giá thành thấp, tại sao Netbook lại có mặt trong danh sách này? Đơn giản bởi hiệu năng mà thiết bị này đem lại quá tệ; ngay cả khi được bổ sung màn hình và bàn phím lớn hơn, dòng sản phẩm cũng chẳng được cứu vãn là bao. Tình trạng phản hồi chậm trễ trên UI (User’s Interface – Giao diện người dùng) thường xuyên xảy ra, gây nên khó chịu cho người sử dụng.
Và kể từ khi iPad ra đời, doanh số bán ra của Netbook đã sụt giảm nghiêm trọng đến mức các model mới được giới thiệu đều nhận được cái nhìn thờ ơ của đa số người sử dụng. Giờ đây, thần dân công nghệ họ quan tâm đến hiệu năng làm việc và sau đó mới là thời lượng sử dụng pin. Nếu đạt được mức tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra cho hai hạng mục này, Netbook mới có thể tồn tại được trong thế giới này.
7. Microsoft Zune
Zune, máy nghe nhạc được kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc lật đổ sau ách trị vì của iPod, quả thực sở hữu nhiều ưu điểm như giao diện người dùng thông minh, tích hợp Zune Flash năng động song như vậy vẫn chưa đủ để tạo nên cú hích lớn. Bên cạnh đấy, dường như Microsoft tích cực chiến thuật “có mới nới cũ” thay vì “hợp tác cùng phát triển” khi Zune HD ra đời cũng là lúc hãng bỏ bê các model cũ cùng nhà.
Không giống như Apple, tất cả các dòng iPod đều có khả năng tương thích với nhau thì “tình cảm” giữa “anh em nhà Zune” xem ra không được đoàn kết lắm, mặc cho có đang nhận được sự chú ý của người dùng đi chăng nữa.
Thiết kế cũng không phải là điểm mạnh của thiết bị nghe nhạc này trong khi trên thị trường, có quá nhiều mẫu mã thời trang để lựa chọn.
6. Hình nổi ba chiều
Mặc dù tạo cảm giác “thực” hơn so với công nghệ làm phim 2D cũ nhưng khá nhiều người phàn nàn rằng họ bị đau đầu trong khi thưởng thức phát kiến công nghệ mới này. Mặc dù Nvidia đã cho ra mắt sản phẩm có tên 3DVision mang đến chất lượng tốt hơn, song với tần số 120Hz thì phần lớn các thiết bị màn hình ngày nay đều chịu “bó gối”.
Tuy trải nghiệm 3D trên các siêu phẩm như Avatar hay Tron: Legacy khá tuyệt nhưng nhìn chung, bạn khó lòng tập trung được trong khoảng thời gian dài cũng như quên đi “sự góp mặt” của cặp kính phân cực phiền toái.
5. Nvidia FX 5800 Ultra hay được biết đến với cái tên “Máy hút bụi”
Hãy cùng quay lại triển lãm CES 2003, nơi Nvidia giới thiệu mẫu card màn hình mới với khả năng render đồ họa cực tốt. Tuy nhiên, dòng sản phẩm FX thì quả thực là một thảm họa khi hãng sản xuất tin rằng thiết bị của họ trông thật ngầu với hình dáng to bản, cùng chiếc quạt tản nhiệt khổng lồ mà quên đi tiếng ồn “khủng khiếp” khách hàng của mình sẽ phải chịu đựng.
Hơn thế nữa, vì cánh quạt có đường kính to nên đây cũng là nơi “tụ tập” lý tưởng cho đám bụi đáng ghét như thể thiết bị là một máy hút bụi nho nhỏ trong máy tính của bạn.
4. AMD Phenom
Với việc series Intel Core 2 CPU trở thành bạn thân của hầu hết các tín đồ công nghệ, AMD đã trở thành kẻ thừa trong thế giới vi xử lý mà không hiểu lí do tại sao đứa con Phenom của mình bị bỏ xó. Vậy thì câu trả lời hay thực chất là một câu hỏi ngược dành cho nhà sản xuất: Phenom có thể làm được những gì?
Thực tế, Phenom quả là một điều đáng thất vọng, ngay cả đối với fan ruột của AMD bởi khi thử nghiệm với Benchmarks, kết quả thu được là rất tệ. Hy vọng, với thế hệ mới của Fusion, tương lai của AMD sẽ sáng sủa hơn trong việc cạnh tranh cùng ông lớn Intel.
3. HD DVD
Có thời gian, rất nhiều người tin rằng định dạng HD DVD chất lượng hơn cả Blu-ray nhưng thực tế, họ đã lầm. Blu-ray nhanh chóng đạt đến những cột mốc chất lượng cao hơn sau hơn một năm trong khi HD DVD vẫn “miệt mài” chinh chiến với tiêu chuẩn cũ. Vậy là, mặc dù có mức giá bán cao hơn HD DVD tương đối nhiều nhưng “đắt xắt ra miếng”, khách hàng quyết định tìm đến Blu-ray cho hợp với thời đại.
Thất bại của HD DVD đã minh họa cho thị hiếu tiêu dùng của khách hàng khi chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.
2. BTX
Vào thời điểm BTX được giới thiệu, bo mạch chủ ATX già nua nom có vẻ như cần được cải tiến. Nhiều người thậm chí nhận định BTX sẽ giải quyết được vấn đề tăng nhiệt trong quá trình sử dụng máy tính để bàn. Và nếu đánh giá theo tư cách như một giải pháp kỹ thuật cho vấn đề đó, BTX tỏ ra khá thích hợp.
Ấy vậy mà khi ra mắt, BTX đã làm sụp đổ hoàn toàn niềm tin của mọi người. Bộ xử lý trung tâm cần tần số quạt cao hơn để cải thiện hiệu năng và kết quả là PC trở thành một lò sưởi thứ thiệt ngay trong nhà bạn, trái ngược hẳn với tiêu chí thiết kế ban đầu của BTX.
Hơn thế nữa, ngành công nghiệp sản xuất case máy tính cũng không muốn chi thêm tiền để tạo ra một thế hệ vỏ mới cho giải pháp BTX bởi đơn giản, các nhà thiết kế có nhiều cách giúp PC của bạn trở nên mát hơn với việc bổ sung quạt hay bố trí đường thông khí từ sau ra trước. Vậy là BTX dần trở thành dĩ vãng trong làng công nghệ thế giới.
1. Window Vista
Tuy nhiều người sẽ cho rằng có nhiều thất bại xứng đáng ở vị trí này hơn nhưng trong khuôn khổ một bài viết, với góc nhìn của tác giả, thì không điều gì khác ngoài
Windows Vista cho ngôi vị “quán quân”.
Giao diện Vista đẹp miễn chê, điều này thì không ai có thể phủ nhận. Song, nếu chỉ có cái mã ngoài thì chưa đủ để làm nên một hệ điều hành thành công. Việc đòi hỏi cấu hình máy quá cao, cũng như ngốn RAM một cách vô lý khi vận hành và giá bán ngất ngưởng chính là ba lí do lớn nhất khiến đứa con của Microsoft ký tên vào bản án khai tử. Cũng may, danh tiếng của người khổng lồ này đã được gỡ gạc lại phần nào với sự xuất hiện của Windows 7.