4 GB RAM là đã đủ dùng?

    PV, Nội Tâm 

    4 GB (và nhỏ hơn) là dung lượng phổ biến hiện nay trong các máy tính hộ gia đình, phục vụ nhu cầu chơi game lẫn làm việc.

    Đặt vấn đề
     
    Đa số người tiêu dùng hiện nay đều trang bị cho hệ thống của mình bộ nhớ 4 GB là tối đa. Có 2 lý do cho điều này: Lý do kinh tế và lý do tâm lý – chúng ta đều nghĩ 4 GB là đủ. Tuy nhiên, chưa có ai kiểm nghiệm và khẳng định điều đó. Đâu đó, chúng ta vẫn thấy những chiếc PC dành cho việc chơi game hoặc workstation trang bị bộ nhớ lên đến 6, 8, 12GB; hoặc thậm chí hơn. Chắc chắn “lãng phí vô ích” không phải là câu trả lời thỏa đáng.
     
     
    Hệ quả của thiếu RAM
     
    Thuật ngữ “swap file” (hoặc page file) để ám chỉ việc một thiết bị lưu trữ khác ngoài RAM (thường là ổ cứng) được sử dụng với vai trò giống như bộ nhớ RAM. Tác dụng của page file là để tránh lỗi tràn bộ nhớ gây crash khi gặp phải ứng dụng đòi hỏi quá nhiều RAM.
     
     
    Tuy nhiên, ổ cứng lại có tốc độ chậm hơn bộ nhớ RAM nhiều lần nên mỗi lần phải “vời” đến các page file này, tốc độ hệ thống của bạn sẽ tụt thấy rõ, thậm chí là giật nặng và treo máy khi chơi game nặng. Bởi vậy, nếu được trang bị đủ RAM, cỗ máy của chúng ta sẽ hoạt động trơn tru hơn rất nhiều.
     
    Card đồ họa rời cũng ngốn RAM
     
    Đương nhiên rồi! Card đồ họa nào chả có bộ nhớ!” – hẳn sẽ là suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn đọc. Nhưng không! Người viết xin nhấn mạnh rằng chúng ta đang đề cập đến bộ nhớ RAM của hệ thống chứ không phải bộ nhớ GDDR của card đồ họa. Hẳn đã từng có lúc bạn bật dxdiag và phát hiện ra bộ nhớ hiển thị không giống với bộ nhớ của card đồ họa đang sử dụng. Tôi đoan chắc rằng khi gặp trường hợp này, có đến hơn 90% người dùng sẽ:
     
    1/ Nghĩ ngay rằng window báo “bậy”. Dù sao chuyện này cũng... thường xuyên xảy ra.
     
    2/ Đặt câu hỏi trên các diễn đàn và nhận được câu trả lời... “Window báo bậy đó bạn”!
     
      
    Sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Trước giờ chúng ta vẫn hay rỉ tai nhau rằng bộ nhớ 1 GB GDDR là quá đủ cho card đồ họa và hay "lườm" những chiếc card có bộ nhớ lớn hơn thế. Thực tế là: con số 1 GB dư dả đó không hề đủ, và card đồ họa thường xuyên phải “mượn” RAM từ hệ thống để lưu trữ một số thông tin cần thiết – chẳng hạn như texture (vân bề mặt). Tùy vào hệ thống có nhiều hay ít RAM mà khả năng “cho mượn” cũng thay đổi theo.
     

     
    Theo bức hình phía trên, chiếc card 1 GB thuộc series HD 5800 có khả năng mượn 1407 MB của hệ thống sở hữu 4 GB RAM và tối đa 3 GB trong trường hợp hệ thống có 8 GB RAM trở lên. Như vậy, chúng ta có thể đặt ra nghi vấn: nhiều RAM liệu có tăng khả năng xử lý đồ họa?
     

     

    Gaming benchmark

     
    Theo lý thuyết, các game tận dụng được ít nhân của bộ xử lý hoặc các ứng dụng nền 32 bit hầu như không nhận được bất kì lợi thế nào của bộ nhớ > 4 GB.
     
     
    Thực tế cũng phản ánh đúng như vậy: ngoại trừ Half-Life 2 phiên bản 64 bit, hiệu năng game hầu như chẳng tăng là bao.
     
    Các ứng dụng khác
     

     
    Câu trả lời chúng ta nhận được là: có tăng nhưng không đáng kể - ít nhất là đối với số tiền bỏ ra. Tuy nhiên đối với các kỹ sư có nhu cầu render liên tục, 17% là cực kì quý giá.
     
    Kết luận
     
    Chúng tôi không biết phải dùng từ “đáng tiếc” hay “đáng mừng” để nhận định nữa. “4 GB là đủ dùng” – có lẽ đây là kết luận đúng đắn (ít nhất là) trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thời của 64 bit đã đến. Trong tương lai gần, việc bổ sung bộ nhớ RAM sẽ là rất cần thiết. Hãy nhìn vào Half-Life 2: đầu tư thêm khoảng 80 USD cho 4 GB RAM, hiệu năng tăng đến 35% - một phi vụ quá hời so với nâng cấp card đồ họa!
     
    Tham khảo: Tomshardware
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ