Lật lại trang sử Microsoft: Ngày đầu khó khăn và tầm nhìn Bill Gates

    PV, S&L 

    Hãy cùng chúng tôi lật lại trang sử của những hãng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới.

    Ngày này, PC đã trở nên quá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều yếu tố đã tạo nên sự phổ biến, quen thuộc và rộng khắp của PC. Một trong số đó là windows, HDH phổ biến nhất trên máy tính cá nhân hiện nay.
     
    Ai cũng biết, windows là một sản phẩm của công ty công nghệ hàng đầu thế: Microsoft. Hẳn Bill Gates, Microsoft, windows là thần tượng của nhiều người trong số chúng ta nhưng liệu bạn có biết rõ về lịch sử, những sự kiện trong quá khứ có ảnh hưởng tới tầm nhìn, chiến lược và những đặc điểm (về sản phẩm, con người...) của hãng trong thời điểm hiện tại. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại quá khứ và lịch sử của hãng để tìm ra câu trả lời.
     

    Khái quát lịch sử Microsoft
     
    Sẽ thật vô nghĩa nếu tôi dành quá nhiều lời để nói về lịch sử của Microsoft bởi các bạn có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu (nếu muốn tìm hiểu các bạn tham khảo thêm tại đây (tiếng Anh) hoặc tại đây (tiếng Việt)).
     
    Tựu chung lại, Microsoft công ty đa lĩnh vực, đa quốc gia sản xuất các sản phẩm liên quan đến công nghệ cao. Microsoft là hãng công nghệ lớn nhất thế giới cho đến khoảng giữa năm 2010 - khi bị Apple soán ngôi. Microsoft hoạt động trong nhiều lĩnh vực: phần mềm, phần cứng (Xbox, các thiết bị giải trí gia đình), game PC (AOE, Halo), quảng cáo trực tuyến (Bing)... Tuy nhiên, sản phẩm quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất của hãng vẫn là hệ điều hành số một thế giới: Windows.
     

     
    Trong hai người đồng sáng lập, Bill Gates là cái tên nổi tiếng hơn, có ảnh hưởng lớn hơn tới sự phát triển của Microsoft. Bill Gates nhiều năm liền giữ ngôi người giàu nhất hành tinh. Hiện ông đã rời khỏi công việc toàn thời gian tại Microsoft để dành thời gian cho quỹ từ thiện do ông và vợ đứng đầu.
     
    Thời kỳ khởi đầu
     
    Khi Bill Gates từ bỏ chiếc thẻ sinh viên năm 3 của Havard và thành lập Microsoft cùng với Paul Allen vào tháng 4/1975 cả hai bước vào một trong những cuộc phiêu lưu mạo hêểm và vĩ đại nhât trong lịch sử công nghệ. Project đầu tiên của Gates và Allen và chiếc máy Altair - chiếc máy mà sau này hai ông cho là "đại diện đầu tiên của thế giới PC". Nhiệm vụ của hai ông (và của Microsoft lúc đầu) là viết phần mềm thông dịch trên nền Basic dành cho Altair 8800.
     

     
    Ít lâu sau đó, sự hợp tác mà sau này đã thay đổi cả thế giới đã diễn ra: IBM và Microsoft bắt tay tấn công thị trường máy tính cá nhân. Trong khi IBM lúc đó đã là một công ty tầm cỡ, sở hữu những phát minh quan trọng thì Microsoft vẫn chỉ là một công ty nhỏ với vài nhân viên. Gates đã mua lại 86-DOS từ Seattle Computer Products, đổi tên và tạo ra một trong số những HĐH quen thuộc nhất với chúng ta MS-DOS (IBM gọi là PC-DOS). Theo những thỏa thuận với IBM, Microsoft giữ bản quyền MS-DOS từ năm 1981 và bán cho IBM với giá 6 USD mỗi bản.
     
    Tầm nhìn Bill Gates
     
    Nhiều người kính phục Bill Gates không phải là tài năng về mặt lập trình, kỹ thuật của Bill Gates dù ông giữ vai trò kiến trúc sư trưởng của Microsoft trong suốt một thời gian dài mà đó là tầm nhìn xa, chính xác khả năng ra quyết định và chớp thời cơ xứng đáng.
     

     
    Điều đầu tiên dẫn tới nhận định này là việc ông đã dũng cảm rời bỏ ghế một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Có lẽ cũng không cần nói thêm nhiều về Havard, ngôi trường 400 năm tuổi, lâu đời và danh giá nhất của Hoa Kỳ. Theo thống kê trong năm vừa qua chỉ có 7,1% số người nộp đơn (con số thấp kỷ lục) được nhận vào học tại đây. Bill Gates bỏ ngang việc học vào năm thứ ba tức là chỉ khoảng 1 đến 2 năm nữa ông sẽ có trong tay tấm bằng mà bất cứ sinh viên nào trên thế giới cũng mong muốn.
     
    Nguyên nhân vì sao? Đó là bởi ông đã nhìn thấy tiềm năng lớn khủng khiếp của thị trường PC mà cụ thể hơn là thị trường HĐH dành cho PC. Vào thời điểm đó, khi PC là những cỗ máy đắt tiền, nặng nề và khó sử dụng liệu có ai nghĩ là nó sẽ nhanh chóng trở nên tí hon và phổ biến như hiện nay? Có ai nghĩ sẽ bán (thậm chí bán rất nhiều) tiền bản quyền phần mềm dành cho những cỗ máy vốn chỉ xuất hiện trong mơ? Có lẽ không nhiều người. Ngay cả những bộ óc thiên tài của IBM (công ty sản xuất PC lớn nhất) sau đó vài năm cũng không nhìn ra tiềm năng này khi chấp nhận để cho Microsoft và Bill Gates giữ bản quyền Windows.
     

     
    Có người cho đến thời điểm này vẫn cho rằng thực chất những câu chuyện về việc bỏ học của Bill Gates là hình tượng quá đáng. Luận điểm chính để họ đưa ra nhận định này là gia đình của ông. Theo quan điểm này, việc Bill Gates bỏ học thực chất không phải quá "kinh khủng" bởi gia đình ông thuộc dạng "có điều kiện": bố là luật sư nổi tiếng, mẹ là thành viên ban giám đốc ngân hàng, ông ngoại là chủ tịch một ngân hàng quốc gia. Chuyện ông bỏ học nếu thất bại, Gates hoàn toàn có đường lui.
     
    Điều này cũng đúng một phần nhưng ở một góc nhìn khác, liệu sức ép của một dòng họ danh giá như gia đình của Gates có khiến ông chịu thêm áp lực không? Liệu bạn có đánh giá thấp một người dám từ bỏ bằng đại học danh giá bậc nhất thế giới hay không? Bạn có dũng cảm từ chối trở thành giám đốc bộ phận của một trong những công ty lớn nhất thế giới khi đó hay không? Câu trả lời nằm ở bạn.
     
    Một điểm ít biết nữa về khả năng "nhìn trước tương lai" của Gates là vào những năm cuối cùng của thập kỷ 9x. Khí đó, ông đã phát biểu về một thiết bị "máy tính cầm tay có sức mạnh của máy tính để bàn" và đưa ra hình mẫu của chúng. Vâng đúng, thiết bị tôi muốn nhắc đến là tablet. Đa số trong chúng ta đều nghĩ tablet ra đời từ khi Steve Jobs cầm nó trên tay vào WWDC 2010 nhưng từ đầu 2000, Gates đã giới thiệu sản phẩm tương tự. Có điều, khi đó công nghệ của đủ tầm để hiện thực hóa ý tưởng của ông nên Microsoft đã thất bại.
     

     
    Thêm một điều nữa chứng minh tầm nhìn và sự quan trọng của Bill Gates với Microsoft đó là khi ông rời bỏ công việc của mình tại hãng phần mềm lớn nhất hành tinh. Trong giai đoạn Bill Gates còn nắm tuyệt đối vai trò kỹ sư trưởng tại Microsoft, các phiên bản Windows luôn vượt xa hơn hẳn các đối thủ (kể cả Mac) về công nghệ, tính năng, sự tương thích... Thời điểm đó không ai nghi ngờ về tính thích ứng của hãng với các biến đổi của thị trường.
     
    Thời điểm 2005-2006 khi Bill Gates không còn tập trung 100% sức lực cho công việc tại Microsoft, ngay lập tức, người ta thấy được tầm quan trọng của ông. Windows Vista ra mắt thất bại, Windows 8 tỏ ra chậm chạp trong thị trường, IE 8 trở thành phiên bản gây thất vọng tràn trề, Office các bản mới ra mắt được đánh giá cao nhưng không vượt trội, đánh mất vị trí số một thế giới... Có vẻ như Microsoft đang trải qua thời kỳ hậu Bill Gates cực kỳ khó khăn.

    Dù cho các IE 9, Windows Phone 7, Office 2010... được đánh giá cao nhưng tôi không nhìn thấy ở nó một sự vượt trội, đi trước thời đại như những gì mà Windows 3.0, Windows 95 hay gần hơn là Windows XP - những sản phẩm mang đậm dấu ấn của Bill Gates.
     
    Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đến với những ngày tháng huy hoàng và tư duy kinh doanh của Microsoft.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ