"Trao giải" cho những chiếc laptop của năm 2011

    PV, MT 

    Các "giải" quan trọng như bàn phím tốt nhất, màn hình tốt nhất, âm thanh tốt nhất, touchpad tốt nhất, v.v... sẽ thuộc về sản phẩm nào?

    Các tiêu chí đánh giá gồm: máy có bàn phím tốt nhất, máy có touchpad tốt nhất, thời gian khởi động nhanh nhất... Bạn cũng có thể tham khảo thêm về tính năng khác trong các bài đánh giá chi tiết được liên kết bằng backlink trong bài viết.

    Lenovo ThinkPad X1: Laptop có bàn phím tốt nhất


    Chiếc laptop mảnh dẻ 13 inch của Lenovo gây ấn tượng ban đầu cho người dùng với khung máy bền cùng màn hình siêu sáng 350-nit. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của ThinkPad X1 là khi bạn trải nghiệm đánh máy trên bàn phím của nó. 

    Nếu mới lần đầu tiếp xúc với bàn phím của Lenovo ThinkPad X1, bạn sẽ nghĩ rằng nó cũng bình thường như các bàn phím với thiết kế kiểu island-style đặc trưng khác. Tuy nhiên, độ cong X1 sở hữu và phản hồi mà nó mang lại có thể nói sánh ngang với bàn phím model M huyền thoại của IBM những năm 1980 với tiếng click rất dễ chịu khi gõ. Đó chưa phải là tất cả. Đèn phát sáng của bàn phím sẽ tự động tùy chỉnh tùy theo điều kiện ánh sáng khi bạn sử sụng máy. Thiết kế của bàn phím còn giúp bạn thư giãn cổ tay khi mỏi, cho bạn trải nghiệm đánh máy rất tuyệt vời.

    Giá bán khởi điểm của máy: 1299 USD. (khoảng 27,3 triệu đồng)

    XPS 15z:Laptop có màn hình tốt nhất


    XPS 15z của Dell là đối trọng của MacBook Pro 15 inch của Apple và thậm chí trông sáng hơn cả notebook của Apple. Cả 2 mẫu laptop đều được thiết kế bằng vỏ nhôm sáng và bàn phím có đèn nền theo kiểu island-style. Tuy nhiên, XPS 15z đánh bại MacBook với màn hình tuyệt vời của mình. Không chỉ có độ sáng cao (300 nit), model có cấu hình cao nhất của máy còn cho độ phân giải cao hơn nhiều so với MacBook Pro (1920 x 1080 pixel) (Model MacBook Pro có cấu hình tương tự chỉ cho độ sáng 1680 x 1050 pixel).

    Với màn hình tuyệt hảo, việc xem video trên màn hình bóng của XPS 15z là một trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn cần 1 chiếc laptop để phục vụ công việc liên quan đến biên tập video, đây là chiếc notebook dành cho bạn.

    Giá khởi điểm: 999 USD (20,81 triệu đồng)

    Dell XPS 15: Laptop cho âm thanh tốt nhất


    Đây là một trong những chiếc laptop hiếm hoi cho âm thanh đủ tốt giúp bạn trải nghiệm nghe nhạc mà không cần dùng loa riêng. Dell XPS 15 sở hữu 1 cặp loa âm thanh nổi của JBL, công nghệ xử lý âm thanh của Waves MaxxAudio 3 cùng 1 loa siêu trầm 12-watt. Máy cho trải nghiệm với âm thanh trong game và xem phim tuyệt vời giống như bạn đang nhập vai trong game hay bộ phim bạn đang xem vậy.

    Dù chơi nhạc R&B hay rock nặng, XPS 15 luôn cho cảm giác vừa tai. Chiếc notebook của Dell cũng tạo ra một trường âm rộng với sự phân tách rõ ràng giữa 2 loa. Loa của XPS 15 đánh bại nhiều laptop khác và trở thành chuẩn benchmark cho chất lượng âm thanh của laptop. 

    Giá khởi điểm: 799 USD (khoảng 16,6 triệu đồng)

    Alienware M11x R3: Laptop có webcam tốt nhất


    Chiếc laptop nặng 2,08 kg Alienware M11x R3 đánh bại các laptop của Apple, Dell, HP và Lenovo trong các bài test về chất lượng video khi thực hiện các cuộc gọi.

    Các thử nghiệm gọi video bằng Skype hay phát lại các video được quay bằng webcam của máy cho thấy webcam 2 MP của Alienware M11x R3 cho độ bão hòa màu tốt, các chi tiết rõ ràng và các chuyển động trơn tru. Máy cũng cho chất lượng âm thanh cuộc gọi tốt cùng khả năng hoạt động dưới điều kiện ánh sáng yếu.

    Giá khởi điểm: 749 USD (khoảng 15,6 triệu đồng)

    MacBook Air 13 inch: Laptop có touchpad tốt nhất, thời gian khởi động nhanh nhất 


    MacBook Air đơn giản là chiếc laptop siêu di động tốt nhất hiện nay. Từ kiểu dáng đẹp, thiết kế mỏng như dao cạo đến chất liệu nhôm của máy, hiển nhiên laptop của Apple cho chất lượng tuyệt hảo. Một trong những yếu tố mang lại chất lượng hoàn hảo của nó chính là bộ phận touchpad rộng rãi (kích thước 4,1 x 3 inch).

    Bề mặt kính của MacBook Air cho phép động tác cuộn 2 ngón tay, quét 3 ngón tay và zoom bằng nhúm ngón tay rất nhạy và mượt mà. Bên cạnh đó, với OS X Lion (phiên bản hệ điều hành mới nhất dành cho các máy tính của Apple), bạn có thể thực hiện các thao tác tay tiện lợi khác.

    Để giảm được cân nặng của máy xuống còn 1,31 kg, Apple đã loại bỏ ổ HDD truyền thống và trang bị cho MacBook Air ổ SSD gắn vào bo mạch chủ của máy. Nhờ đó, MacBook Air chỉ mất 17 giây để khởi động. Khi bật máy từ chế độ standby, MacBook Air gần như khởi động ngay lập tức sau khi bạn mở nắp.

    Giá khởi điểm: 1299 USD(khoảng 27 triệu đồng)


    Samsung Series 9: Thiết kế tổng thể tốt nhất


    Với việc đưa chất liệu kim loại thường được dùng để chế tạo máy bay để sử dụng cho Samsung Series 9, bạn biết Samsung coi trọng thiết kế tổng quan của máy như thế nào. Máy sở hữu hợp kim Đura cho độ chắc chắn gấp đôi so với nhôm. Không chỉ nhẹ hơn MacBook Air (1,3 kg so với 1,34 kg), điểm dày nhất trên Series 9 cũng mỏng hơn so với laptop của Apple (0,64 inch so với 0,68 inch).

    Máy còn có kiểu dáng rất riêng biệt với nắp kim loại đẹp mắt cùng các cạnh cong được cắt gọt trơn tru. Bàn phím chiclet của máy có đèn nền cùng clickpad đa chạm kích thước lớn. Ngoài ra, máy sở hữu chip Core-i5. Độ sáng của màn hình máy cũng rất đáng nể với 400 nit.
     
    Giá khởi điểm: 1649 USD (khoảng 34,3 triệu đồng)

    Lenovo ThinkPad X220: Thời lượng pin tốt nhất:


    Laptop 12 inch siêu di động của Lenovo cho thời lượng pin vô cùng ấn tượng. Với mức giá 30 USD để sở hữu 1 thỏi pin ngoài 9 cell, ThinkPad X220 cho thời lượng pin 12 tiếng khi thử nghiệm với  LAPTOP Battery Test (lướt web liên tục qua Wi-Fi). Khi kết hợp pin ngoài 9 cell ở trên  với pin 6 cell của máy, ThinkPad X220 sống qua 20 tiếng 18 phút. Tất nhiên, nếu gắn thêm pin thì trọng lượng của máy sẽ tăng lên và trường hợp của ThinkPad X220 là bạn sẽ phải mang bên mình cỗ máy lên 2,31 kg. Nếu bạn cần 1 chiếc laptop với thời lượng pin siêu dai, ThinkPad X220 chắc chắn là lựa chọn phù hợp nhất.

    Giá khởi điểm: 899 USD (khoảng 18,7 triệu đồng)

    Alienware M18x: Máy cho hiệu năng tổng thể tốt nhất


    Alienware M18x sở hữu 2 card đồ họa GeForce GTX 580M của Nvidia cùng bộ xử lý Intel Core i7 - 2920XM cho tốc độ khi ép xung lên đến 4 GHz. Cấu hình siêu khủng của máy còn thể hiện qua bộ nhớ RAM 16 GB kèm ổ cứng cho tốc độ 7200 vòng quay/phút. 

    Cấu hình siêu khủng giúp Alienware M18x bỏ xa các đối thủ trong các kết quả benchmark game. Chiếc laptop 18, 4 inch với cân nặng tới 5,89 kg này cho tốc độ 158 khung hình/giây khi chơi Far Cry 2 với phân giải full HD.

    Giá khởi điểm: 1999 USD ( khoảng 41,6 triệu đồng, giá của model có cấu hình cao nhất là 5552 USD, tức khoảng 130 triệu đồng)

    Toshiba Qosmio F755: Laptop có tính năng sáng tạo nhất (cho phép xem 3D không cần kính)


    Toshiba Qosmio F755 3D sở hữu màn hình 15,6 inch với công nghệ Active Lens cho phép hiển thị 2 bộ hình ảnh cùng 1 lúc dành cho mắt trái và mắt phải. Công nghệ Face Tracking của Toshiba cùng với webcam của máy luôn có các thích ứng để đảm bảo bạn luôn nằm trong vùng quan sát 3D. Bạn có thể xem nội dung 3D và 2D cùng 1 lúc ở các cửa sổ khác nhau. 

    Giá khởi điểm 1699 USD (khoảng 35,3 triệu đồng)

     HP Pavilion dm1: Máy chạy "mát" nhất


    Theo thói quen, các laptop nhẹ thường được người dùng áp vào người và do đó một chiếc máy chạy mát là điều rất cần thiết. Chiếc laptop nặng hơn 1,5 kg này của HP sử dụng công nghệ CoolSense đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho quạt máy giúp máy tản nhiệt tốt hơn. Sau khi thử nghiệm xem video 15 phút, Touchpad, phím G và H và phần dưới máy có nhiệt độ lần lượt là 24,4 °C, 25,5 °C và 25 °C. Máy có thời lượng pin 6,5 tiếng và có mức giá khá dễ chịu: 400 USD (khoảng 8,3 triệu)

    HP EliteBook 8460p: Khả năng bảo mật tốt nhất 


    Một chiếc laptop dành cho doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần khả năng bảo mật tốt. Ngoài khả năng hỗ trợ đầu đọc dấu vân tay, thẻ thông minh cùng công nghệ bảo mật Trusted Platform Module rất được ưa chuộng, EliteBook 8460p còn được trang bị phần mềm ProtectTools của HP cho khả năng bảo vệ toàn diện. Đây là phần mềm giúp bạn dễ dàng tạo, quản lý mật khẩu đồng thời được liên kết chặt chẽ với các mẫu xác thực của máy. ProtectTools tích hợp với dịch vụ Computrace giúp bạn chống trộm và cho phép mã hóa file. Ngoài ra, máy còn sở hữu công nghệ nhận dạng khuôn mặt để hạn chế quyền truy cập máy tính nếu bạn muốn.

    Giá khởi điểm: 929 USD (khoảng 19,3 triệu đồng)

    Tham khảo: Laptopmag
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ