Nghiên cứu thuật tàng hình bằng loài mực

    PV, Đà Lôi – Tổng hợp 

    Kể cả khi khái niệm “trở thành vô hình” còn quá xa vời, người ta vẫn nuôi hi vọng, chí ít là có thể ngụy trang được.

    Ai mà dám tin rằng bí mật để trở thành vô hình lại do những chú mực nhiều râu nắm giữ cơ chứ. Nhưng Hải quân Mỹ thì lại tin vào chuyện đó. Bằng chứng là họ vừa bỏ ra 5 triệu USD đầu tư cho đội ngũ nghiên cứu khoa học tại Trường đại học Duke (Durham, Mỹ) trong vòng 5 năm tới đây để sử dụng đặc tính “độc nhất vô nhị” của loài mực ứng dụng vào công nghệ tàng hình trong chiến trường.
     
    Đội ngũ các nhà khoa học tại Đại học Duke do phó giáo sư Sonke Johnsen đang lao đầu vào tìm hiểu loài sinh vật biển này để xem làm sao chúng “có thể sử dụng cơ quan nhận biết ánh sáng đặc biệt và các mô tế bào để ‘biến hóa’ ánh sáng, từ đó tạo ra lớp ngụy trang động”. Về cơ bản thì loài mực có khả năng ngụy trang bản thân bằng cách tạo ra hàng loạt chất sắc tố theo từng lớp dưới da. Theo Johnsen thì:“Nếu bộ óc của chúng đủ lớn thì có lẽ loài mực đã có thể diễn cả một show truyền hình rồi”.
     
     
    Hải quân Mỹ hi vọng rằng những nghiên cứu của Đại học Duke sẽ cho phép họ tự “tàng hình” những khí tài của mình hiện tại và đồng thời, cho phép tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống dưới đáy đại dương thông qua khả năng ngụy trang của loài mực.
     
    Tuy vậy giáo sư Johnsen cũng khẳng định rằng khái niệm “tàng hình” thực ra chỉ là tương đối:“Mặc dù đó không phải là tàng hình thực sự như những gì ta thấy trong phim ảnh thì chúng vẫn tỏ ra hữu dụng. Nó cho ta thấy từ một sinh vật bình thường có thể học hỏi được bao nhiêu điều. Sự phức tạp của tạo hóa chưa bao giờ làm ta hết ngạc nhiên”.
     
    Ngoài loài mực, họ hàng của nó, loài sứa biển được mệnh danh là “sinh vật vô hình” đáng chú ý nhất mà người ta từng biết đến có lẽ cũng nằm trong danh sách cần nghiên cứu.
     
     

    NỔI BẬT TRANG CHỦ