Dù YouTube đôi khi bị cho là một hình thức lãng phí thời gian, nhưng không thể phủ nhận rằng nó là công cụ có khả năng tạo ra những thay đổi thực sự. Theo như Shawn Ahmed, nhà hoạt động của dự án ‘Uncultured’, sức mạnh của YouTube nằm ở khả năng kết nối, giữa những con người và cộng đồng với nhau, về hình ảnh, âm thanh và mọi thứ.
Dự án của Ahmed cũng nằm trong danh sách các dự án đã khai thác thành công ‘quyền năng’ của YouTube cũng như những trang web chia sẻ video khác nhằm phục vụ mục đích xã hội.
Mark Horvath cảm thấy vô cùng dằn vặt trước thái độ thờ ơ của mình với những người vô gia cư anh gặp trên phố, dù bản thân anh trước đây cũng đã từng ở trong tình trạng tương tự.
Đó là những chia sẻ trên website dự án mang tên InvisiblePeople do anh lập ra để mang lại tiếng nói cho hơn 1 triệu người vô gia cư hiện đang sống tại Mỹ. Bằng cách chia sẻ những câu chuyện cuộc đời cũng như những mong ước trong tương lai của họ, dự án mang lại cho người xem cái nhìn cận cảnh của vấn đề. Đồng thời qua đó, giúp những con người bất hạnh này có nhà ở và thức ăn.
Trong hơn 18 năm, dự án ‘Những câu chuyện đường phố’ đã giúp mang các chương trình giáo dục chuyên ngành, nghệ thuật và đào tạo sau trung học đến với những lớp học ở San Francisco.
Với môn Tech Tales ở trình độ lớp 7, học sinh được học cách chuyển thể chính câu chuện cuộc đời họ thành những bộ phim ngắn; qua đó, tiếp thu những kĩ năng quan trọng về văn hóa, công nghệ cũng như sáng tạo. Những thành quả cuối cùng được đăng tải lên YouTube.
Audrey Adams, một giáo viên trung học về hưu, cho biết: Điều mà dự án này mang lại cho học viên là sự coi trọng giá trị bản thân, một điều không phải bất cứ lớp học nào cũng làm được.
Vào ngày Thế giới phòng chống AIDS năm ngoái, Hội đồng thành phố New York và một số tổ chức đã cùng khởi động chiến dịch đối thoại về AIDS qua YouTube này, để mọi người có thể nhìn nhận đúng đắn về tính nghiêm trọng vốn có của nó.
Đã có khoảng 145 video được đăng tải với những cách tiếp cận vấn đề rất riêng và độc đáo. Với Bravo’s Andy Cohen, nó là “vấn đề sống còn”. Còn Barbara Corcoran lên tiếng vì cô có một người họ hàng đang sống chung với AIDS, một đồng nghiệp chết vì AIDS, trong khi đứa con trai ở tuổi vị thành niên thì không thực sự để tâm đến nó.
Dan Savage, phóng viên chuyên viết về giới tính đồng thời là nhà hoạt động vì quyền lợi người đồng tính, đã thực hiện dự án này trước vụ tự tử của một trẻ vị thành niên đồng tính bởi nạn bạo hành học đường. Những video kể về cuộc sống sau trung học của cộng đồng người đồng tính (nam, nữ) và lưỡng tính, được đăng tải với mục đích giúp những nạn nhân tuổi teen có niềm tin vào một tương lại tốt đẹp hơn.
Dự án được Shawn Ahmed bắt đầu vào năm 2007, với mục đích ban đầu là nâng cao nhận thức và sự quan tâm về nạn nghèo đói trên thế giới, thông qua trang ‘nhật kí video’ cá nhân của mình. Những video đầu tiên được thực hiện ở quê hương Bangladesh của anh. Với mỗi vấn đề đưa ra, anh đều tập trung vào các phương án giải quyết khả thi.
Tuy mục đích không phải để gây quỹ từ thiện, nhưng Ahmed cũng nhận được sự quyên góp của nhiều nhà hảo tâm. Anh thường gửi cho họ những bức ảnh về sự thay đổi mà chính họ đã tạo ra bằng tấm lòng của mình. Khi Cyclone Aila đến Bangladesh, dự án ‘Uncultured’ đã được sát nhập cùng ‘Bảo vệ trẻ em’.