SOPA chưa qua CISPA đã tới

    Krad,  

    Trái ngược với kì vọng của các nhà hoạt động vì một thế giới Internet chia sẻ miễn phí, sự thất bại tạm thời của SOPA (dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) xem ra mới chỉ là bước lùi đầu tiên của phe phản đối hành vi xâm phạm bản quyền tràn lan trên mạng. Và hành động chống phá tiếp theo của họ là CISPA.

    Trái ngược với kì vọng của các nhà hoạt động vì một thế giới Internet chia sẻ miễn phí, sự thất bại tạm thời của SOPA (dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) xem ra mới chỉ là bước lùi đầu tiên của phe phản đối hành vi xâm phạm bản quyền tràn lan trên mạng. Và hành động chống phá tiếp theo của họ là CISPA.

    Đạo luật về chia sẻ và bảo vệ thông tin tình báo trên mạng (The Cyber Intelligence Sharing and Protection Act – viết tắt là CISPA) được hạ nghị sĩ Mike Rogers và và hạ nghị sĩ Dutch Ruppersberger đưa ra vào tháng 11 năm 2011, với mục đích tạo ra kênh liên lạc giữa các đơn vị tình báo chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân về những mối đe dọa tiềm năng liên quan đến an ninh mạng.

    Kênh liên lạc này chủ yếu dùng để đối phó với những gì pháp luật cho là “mối đe dọa với tình báo trên mạng”, được định nghĩa cụ thể là: “những thông tin do cá nhân hay tổ chức sở hữu nhưng có khả năng liên quan trực tiếp đến lỗ hổng (an ninh) hoặc là mối đe dọa tới hệ thống/mạng của tổ chức chính phủ/tư nhân.”

     

    Các mối đe dọa được liệt kê bao gồm: “những nỗ lực làm suy giảm, gián đoạn, hoặc phá hủy hệ thống cũng như mạng lưới (mạng)”, “trộm cắp, chiếm dụng thông tin của cá nhân hoặc chính phủ, các sở hữu trí tuệ hoặc thông tin nhận dạng cá nhân”.

    Những tài sản trí tuệ được đề cập đến khiến nhiều người hoài nghi CISPA thực chất là một phiên bản mới, đầy đủ hơn của SOPA. Rainey Reitman và Lee Tien của  Electronic Frontier Foundation (một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận hỗ trợ về mặt luật pháp, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quyền lợi của người sử dụng máy tính và công nghệ viễn thông - ND) đã cho đăng tải một tuyên bố về mối quan tâm của họ tới phần “sở hữu trí tuệ” mà CISPA đề cập tới như sau:

     “Đó là một phần của SOPA nay xuất hiện trong một dự luật được cho là sẽ tạo điều kiện để phát hiện và phòng chống các mối đe dọa an ninh mạng. Sự mơ hồ trong ngôn ngữ của dự luật có thể khiến ta nghi ngờ rằng: các ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet – ND) có thể theo dõi thông tin liên lạc của các thuê bao có tiềm năng vi phạm các sở hữu trí tuệ. Một ISP có thể diễn giải dự luật này sẽ cho phép họ chặn các tài khoản được cho là vi phạm, chặn truy cập đến những trang web như The Pirate Bay (một trong những trang web chia sẻ torrent lớn nhất thế giới – ND), hoặc rất nhiều những biện pháp khác một khi họ tuyên bố rằng họ làm thế vì mục đích bảo vệ an ninh mạng.”

    Mặt khác, những người ủng hộ CISPA lại cho rằng, nó là một biện pháp an ninh thiết yếu nhằm tự vệ của quốc gia và là lá chắn bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ trước những “quốc gia khó lường như Trung Quốc” – ông Mike nói.


     


    “Nếu không thay đổi ngay lập tức chính sách an ninh mạng của nước Mỹ, tôi tin rằng đất nước chúng ta sẽ phải hứng chịu nguy cơ từ một cuộc tấn công thảm khốc những hệ thống quan trọng – ví dụ như hệ thống năng lượng, hệ thống cung cấp nước sạch và những dịch vụ quan trọng khác mà chúng ta sử dụng mỗi ngày”. – hạ nghị sĩ Ruppersberger phát biểu.

    CISPA có sự
    ủng hộ của các tổ chức bao gồm AT&T, Facebook, IBM, Microsoft, Oracle, Symantec, Phòng Thương mại Mỹ, Verizon… Thậm chí Facebook còn gửi một lá thư xác nhận sẽ “đặc biệt hỗ trợ” cho CISPA.

    CISPA tạo điều kiện
    để giám đốc Cơ quan An ninh quốc giabổ nhiệm các thành viên của cộng đồng tình báo tham gia sàng lọc thông tin thông qua các công ty dịch vụ trên mạngcung cấp thông tin an ninh khi họ thấy phù hợp. Dự luật cũng cho phép nhân viên tình báo quyền được thúc đẩy nhanh tiến độ của quá trình này.

    Sau khi có quyền tự do truy cập, bất kì thông tin nào có thể là mối đe dọa liên quan đến tình báo hoặc an ninh mạng giữa chính phủ và một bên tư nhân nào đó sẽ được coi là “thông tin sở hữu độc quyền” không được phép rò rỉ cho bên thứ 3 mà không cần chờ phê duyệt. Tất cả những chia sẻ này, như pháp luật hiện nay đang quy định, “thay thế bất kì đạo luật nào của Nhà nước hoặc của phân khu chính trị của Nhà nước còn hạn chế hoặc không rõ ràng” trong việc trao đổi thông tin.

     


    Có sự khác biệt quan trọng giữa CISPA và SOPA là: SOPA tập trung vào việc thiết lập các biện pháp trừng phạt, chủ yếu thông qua thu hồi với các trang lưu trữ những nội dung có bản quyền, do đó sẽ khiến cho Google chịu trách nhiệm cho tất cả các bài nhạc phim hay đoạn phim được đưa lên YouTube mà không sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Còn CISPA tập trung vào thông tin được đăng tải bởi những cá nhân cụ thể và chính quyền.

    Có lẽ đó là lý do khiến Facebook – một trong những công ty công nghệ phản đối SOPA – lại ủng hộ CISPA. CISPA cung cấp quyền miễn trách nhiệm đối với những doanh nghiệp tham gia trao đổi thông tin với CISPA – do đó giải phóng những công ty công nghệ khỏi phải chịu trách nhiệm về người sử dụng có hành vi vi phạm bản quyền – miễn là họ hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong việc cung cấp những thông tin có thể đe dọa đến tình báo và an ninh mạng.


    Mặc dù vậy, trên trang Avaaz.org đã có khoảng 600.000 người bày tỏ sự phản đối của họ đối với dự luật này. Hiện tại, CISPA vẫn đang được bàn thảo tại Quốc hội Mỹ.

    Tham khảo: LA Times

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày