Tuyên ngôn tự do Internet – Liệu có thay đổi được quyết định từ các nhà làm luật?

    Z3, Z3 

    Một nhóm những người có tư tưởng phản đối mạnh mẽ và kịch liệt nhất đối với 2 dự thảo luật SOPA và PIPA đã họp bàn với nhau để cùng tạo ra một bản tuyên ngôn về tự do Internet. Đây là một động thái nhằm bảo vệ thế giới Internet khỏi sự kiểm duyệt gắt gao từ các chính phủ.

    Một nhóm những người có tư tưởng phản đối mạnh mẽ và kịch liệt nhất đối với 2 dự thảo luật SOPA và PIPA đã họp bàn với nhau để cùng tạo ra một "bản tuyên ngôn" về tự do Internet. Đây là một động thái nhằm bảo vệ thế giới Internet khỏi sự kiểm duyệt gắt gao từ các chính phủ.
     


    Trong khi dự luật SOPA – chống vi phạm bản quyền nội dung số, vẫn chưa thể hiện thực hóa do sức ép lớn từ cộng đồng mạng và các tập đoàn công nghệ lớn thì mới đây Thượng viện Mỹ đã đưa ra một dự luật mới có tên gọi PIPA – bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhằm tìm kiếm một khả năng thực thi cao hơn mà lại ít đụng chạm đến các ông lớn về công nghệ.


    Về cơ bản SOPA và PIPA đều hướng đến việc trao cho bên nắm giữ bản quyền được phép chặn truy cập (thậm chí đóng cửa) các website chứa những nội dung có dấu hiệu vi phạm bản quyền của họ. Đối với người dùng và cộng đồng mạng nói chung, 2 dự thảo này sẽ dẫn đến sự kiểm duyệt gắt gao trên Internet, khiến một môi trường được xem là tự do như internet trở thành một nhà giam tù túng và bức bối. Với những người mong muốn một thế giới mạng rộng mở không bị gò bó, họ quyết đấu tranh để ngăn chặn 2 đạo luật SOPA/PIPA đến cùng.
     
    Mở đầu cho phong trào này là trang bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia với quyết định đóng cửa trong vòng 24h. Sau đó là hàng loạt diễn đàn và website đã đồng loạt để giao diện trang chủ thành màu đen và đăng nội dung phản đối 2 dự luật trên nhằm cứu rỗi sự tự do của internet từ các nhà làm luật.
     


    Các nhóm liên minh đã được thành lập, gồm những người phản đối SOPA và PIPA, nhằm đảm bảo và duy trì một Internet luôn trong trạng thái tự do, mở cửa. Những người này đã cùng nhau thảo luận và đi đến một "Bản Tuyên Ngôn Về Tự Do Internet". Rất nhiều tổ chức và công ty lớn đã tham gia ký tên ủng hộ vào bản tuyên ngôn này. Trong đó có thể đến những cái tên như Mozilla, Y Combinator hay Tổ chức ân xá quốc tế. Các cá nhân ủng hộ có thể kể đến đồng sáng lập của Reddit, Alexis Ohanian, cựu giám đốc kỹ thuật của Nhà Trắng Andrew McLaughlin và giám đốc điều hành của tập đoàn Cheezburger Ben Huh.
     
    Sau đây là toàn văn của "Bản Tuyên Ngôn":
     


    Lời nói đầu:
     
    Chúng tôi, những người dùng Internet, luôn tin rằng khi thế giới Internet được mở cửa một cách miễn phí cho tất cả mọi người, nó sẽ đem đến một thế giới hữu ích và tốt đẹp hơn cho mọi người. Để giữ cho điều này luôn thành hiện thực, chúng tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp và các quốc gia trên thế giới công nhận những nguyên tắc sau đây. Chúng tôi tin rằng chúng sẽ mang lại  nhiều hơn sự sáng tạo, sự đổi mới và khiến xã hội trở nên cởi mở hơn.
     
    Mọi người đang tham gia một phong trào quốc tế để bảo vệ quyền tự do của chính chúng ta. Và những gì chúng ta đang làm hiện nay thực sự là một điều vô cùng xứng đáng để chúng ta phải đấu tranh giành lại. Hãy cùng nhau thảo luận về những nguyên tắc cơ bản sau, các bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng hãy góp sức vào việc phổ biến những điều luật này đến với cộng đồng internet. Chúng tôi muốn biến chủ đề này thành một cuộc hội thảo quốc tế, nơi mà mọi người đều có tiếng nói riêng của của mình. Từ đó, một lần nữa, tạo lập một thế giới internet tự do như chúng ta vẫn hằng mong muốn.
     
    Hãy tham gia cùng chúng tôi trong việc giữ cho thế giới Internet luôn Tự Do và Miễn Phí.
     
    Tuyên Ngôn:
     
    Chúng tôi đại diện cho một thế giới Internet Tự Do và Mở
     
    Chúng tôi hỗ trợ quá trình minh bạch hóa và hoạch định chính sách Internet. Chúng tôi đề xuất những nguyên tắc cơ bản sau đây cho Internet:
     
    Tự do: Không kiểm duyệt Internet.
     
    Truy cập: Thúc đẩy truy cập Internet trên toàn cầu một cách nhanh chóng và hợp lý.
     
    Cởi mở: Giữ cho một thế giới Internet mở với tất cả mọi người, miễn phí các hoạt động kết nối, giao tiếp, viết, đọc, xem, học tập, xây dựng và đổi mới.
     
    Đổi mới: Bảo vệ quyền tự do giúp thúc đẩy những sáng tạo mà không cần sự cho phép của bất kỳ cơ quan đoàn thể nào. Đừng ngăn chặn những hoạt động sáng tạo, làm mới trên Internet. Đừng trách phạt những hành vi sáng tạo của người dùng internet - những hành động giúp xây dựng một thế giới internet tốt hơn.
     
    Bảo mật: Bảo vệ sự riêng tư của người dùng, giúp người dùng kiểm soát được thông tin cá nhân và thiết bị của người dùng.
     
     
    Mục tiêu của bản tuyên ngôn này là kêu gọi tiếng nói của từng cá nhân trong thế giới internet để phần nào đó gây ảnh hưởng, tác động đến các quyết định của các nhà làm luật. Tuy nhiên, liệu bản tuyên ngôn này có thật sự thay đổi được gì không? Tất cả còn quá sớm để trả lời câu hỏi này, nhưng khả năng sẽ phải có một sự điều chỉnh nhất định của các nhà làm luật Mỹ trong điều luật "tối thượng" này. "Vẹn cả đôi đường chính" là điều mà cả 2 bên (người sử dụng internet và các tổ chức kinh tế) hiện đang quan tâm.
     
    Tham khảo: Venturebeat
     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày