Philippines: Nhấn Like trên Facebook cũng có thể vào tù

    Quang Khải, Quang Khải 

    Đạo luật quá vô lí.

    Nhóm hành động vì quyền con người trên toàn cầu có trụ sở tại Mỹ hôm Thứ năm tuần này đã chỉ trích việc chính phủ Philipines thông qua Đạo luật chống tội phạm mạng 2012, vốn được coi là tấm barie ngăn chặn quyền tự do Internet của dân mạng tại quốc gia này.

    Theo đó, tổ chức Freedom House đã lên án việc thông qua Đạo luật số 10.175, được Tổng thống Benigno Aquino đặt bút thông qua vào ngày 12/9.

    Tổ chức này kêu gọi các nhà lập pháp tại quốc gia này hãy chú ý tới lời "kêu cứu" của cư dân mạng và bãi bỏ một số quy định quá khắt khe trong Đạo luât - theo dự kiến, được bắt đầu thi hành vào ngày 3/10 vừa qua.

    philippines-nhan-like-tren-facebook-cung-co-the-vao-tu


    Theo Đạo luật chống tội phạm mạng 2012 mới được ban hành, tin tặc, những kẻ gửi thư rác, buôn bán và chia sẻ dữ liệu trực tuyến bất hợp pháp đều có thể phải ngồi tù. Vào phút cuối, các nhà làm luật đã quyết định mở rộng Bộ luật Hình sự sửa đổi của Philippines khi quy định rằng hành động "phỉ báng, bôi nhọ" trực tuyến cũng là một hành vi phạm pháp.

     Đạo luật không giới hạn nguồn gốc nội dung, bởi vậy tất cả những ai bày tỏ sự đồng ý và chia sẻ các nội dung này - như các tweet, status, hình ảnh, video ...đều sẽ bị đưa vào tầm ngắm. Hình phạt tối đa cho tội danh này là 12 năm tù, gấp đôi mức phạt cho hành vi tương tự bị phát hiện trên các phương tiện truyền thông truyền thống cùng mức phạt tiền 1 triệu peso.

    philippines-nhan-like-tren-facebook-cung-co-the-vao-tu


    Freedom House bày tỏ mối quan ngại sâu sắc bởi những từ ngữ đầy tính mơ hồ của Đạo luật này có thể khiến bất cứ người dùng nào chia sẻ những nội dung vi phạm đều có thể phải kết thúc phần lớn quãng đời của họ sau song sắt nhà tù. "Theo Đạo luật này, chỉ đơn thuần là nhấn "Like" để bày tỏ thái độ ủng hộ cho một bình luận trên Facebook cũng có thể được hiểu là hành vi "phỉ báng trực tuyến". Luật cũng quy định rằng Bộ Tư pháp có thể tiến hành chặn các trang web chứa nội dung phạm pháp mà không cần sự xem xét của một bên thứ ba và nghiêm trọng hơn, có thể theo dõi những thông tin liên lạc trực tuyến của người dùng mà không cần phải có lệnh của Tòa án".

     "Với Đạo luật này, thậm chí CEO Mark Zuckerberg cũng có thể bị buộc tội phỉ báng trực tuyến nếu anh ta sử dụng Facebook ở quốc gia của chúng tôi. " - Thượng nghị sĩ Teofisto Guingona III, một trong những người phản đối Đạo luật này ở Philippines hài hước nhận định.




    Tổ chức EFF (Electronic Frontier Foundation) có trụ sở tại San Francisco đã mô tả ngày thi hành Đạo luật 10.175 như là một "ngày đen tối của Philippines. Tổ chức đã tiến hành hợp tác với nhiều nhà hoạt động địa phương để tổ chức các chiến dịch biểu tình nhằm chống lại Đạo luật này. Trong khi đó, một tổ chức khác - Access đã thành lập một chiến dịch quốc tế để kêu goi Chính phủ bãi bỏ Đạo luật này. Vào ngày Thứ ba tuần tới  (9/10), các cuộc biểu tình sẽ được Access triển khai.

    Tổng hợp.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ