Quy trình bảo vệ tổng thống Mỹ: Lá chắn thép cho người quyền lực nhất hành tinh

    S&L,  

    Đây là lý do vì sao tổng thống Mỹ luôn cảm thấy an toàn dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

    Một cần tìm ra một cá nhân có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, ứng cử viên nặng ký nhất chắc chắn thuộc về tổng thống Mỹ nhất là trong hoàn cảnh đây là siêu cường duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Tổng thống Mỹ, trên cả thực tế và trong hiến pháp của quốc gia này là cá nhân có quyền lực và ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia có GDP hàng năm lên tới 15.000 tỷ USD, là tổng tư lệnh của quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, từ lâu, tổng thống Mỹ, người đứng đầu hệ thống hành pháp, còn được coi là biểu tượng của chính quyền Mỹ.
     

     
    Với vai trò, vị trí, quyền lực lớn như vậy, bất cứ ai làm tổng thống quốc gia này đều phải đối mặt với một loạt những âm mưu ám sát đến từ những thành phần khủng bố, những kẻ thù của Mỹ... Tất nhiên, chúng ta không thể thống kê được chính xác có bao nhiêu âm mưu nhắm vào người đứng đầu tổng thống Mỹ nhưng theo những con số chính thức, nước Mỹ phá hàng trăm âm mưu nhắm vào tổng thống mỗi năm. Tổng thống Mỹ cũng đã và đang được coi là nhân vật được bảo vệ chắc chắn nhất hành tinh. Kể từ sau vụ ám sát tổng thống Kennedy vào năm 1963, chưa có thêm âm mưu ám sát tổng thống nào thành công.
     
    Quy trình bảo vệ tổng thống
     
    Cơ quan phụ trách
     
    Đa phần các hoạt động của tổng thống từ ăn ở cho đến công việc được chinh một cơ quan đặc biệt của nhà trắng phụ trách. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ tổng thống hoa kỳ lại do Sở mật vụ Hoa Kỳ (United States Secret Service) phụ trách. Đây là một cơ quan đặc biệt được thành lập vào năm 1865, chỉ có 2 nhiệm vụ: ngăn việc làm giả tiền, các giấy tờ có giá của chính phủ Hoa Kỳ và bảo vệ sự an toàn cho các lãnh đạo Hoa Kỳ (trong đó có tổng thống) và gia đình. Ngân sách dành cho cơ quan này lên tới 1,483 tỷ USD (năm 2010).
     
    Sự bảo vệ tối đa
     
    Tất nhiên, không có một tài liệu chính thống nào công bố chi tiết và chính xác về các mà nước Mỹ bảo vệ người đứng đầu nhà nước, điều này cũng rất dễ hiểu bởi nếu có tài liệu chi tiết về sơ đồ, cách bố trí và các phương án bảo vệ được công bố trên mạng, có lẽ, mỗi năm Mỹ phải thay 1 tổng thống vì bị ám sát. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng một số nguồn tư liệu từ các kênh truyền hình nổi tiếng là Discovery Channel và một số nguồn tổng hợp khác. Nếu bạn có ý đọc bài viết này và qua đó, tìm cách ám sát tổng thống Mỹ hay tiếp cận ông ta thì đó là điều không thể, bài viết này chỉ mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về sự bảo vệ dành cho người quyền lực nhất hành tinh.
     
    Xe của tổng thống.
     
    Về căn bản, sự bảo vệ tổng thống Mỹ cực kỳ phức tạp và khó hiểu. Để đơn giản hơn cho bạn đọc, chúng tôi sẽ chia sự bảo vệ dành cho tổng thống ra làm 3 vòng với những vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm khác biệt.
     
    Vòng bảo vệ trong cùng
     
    Vòng trong cùng là những nhân vật luôn ở sát bên cạnh tổng thống nhất và đôi khi, họ cũng cùng nhân vật đầy quyền lực này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, các chiến dịch vận động tranh cử, các cuộc viếng thăm hay công du của tổng thống. Vòng trong cùng tôi đề cập ở đây không chỉ bao gồm các vệ sỹ, nó còn bao gồm các viên chức có trách nhiệm trong hoạt động của tổng thống, một trong số đó chúng tôi đã đề cập ở gần đây: sỹ quan giữ vali hạt nhân. Ngoài ra, vòng trong cùng còn là nơi hoạt động của các hỗ trợ viên khác như: phiên dịch, trợ lý...
     
    Các điệp viên mặc thường phục.
     
    Đầu tiên, gần tổng thống nhất và luôn được coi là cái bóng của người đứng đầu nhà nước Mỹ là 3 cận vệ, những người chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trên truyền hình, trong các video có sự xuất hiện của tổng thống Mỹ (trừ các video thuộc dạng công bố luật hay phát biểu) hay ngay cả các bộ phim có đề cập đến nhân vật này. Đặc điểm nhận dạng chung của họ là: mặc comple đen, đeo kính đen và trang bị thiết bị liên lạc điện tử, luôn có súng. Đây cũng là những người duy nhất ở gần tổng thống và có quyền sở hữu và sử dụng vũ khí.
     
    Tất nhiên, đội cận vệ của tổng thống không chỉ có ba nhân viên bởi lẽ đây là một công việc căng thẳng, yêu cầu sự tập trung và tỉnh táo cao độ nên mỗi "ca" bảo vệ chỉ kéo dài chừng 4 tiếng (trừ trường hợp chuyến đi hay hoạt động của vị tổng thống kéo dài hơn khoảng thời gian trên). Một lần nữa, nước Mỹ không công bố chính thức có bao nhiêu người nằm trong đội cận vệ này nhưng theo ước tính, có khoảng từ 15 đến 20 cá nhân sẽ được đảm nhiệm vị trí đầy nguy hiểm này.
     

     
    Nhiệm vụ chính của đội cận vệ là đối mặt, loại trừ tất cả các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sự an toàn của tống thống Mỹ. Để làm được điều này, họ được trang bị vũ khí, và quan trọng hơn, có quyền khai hỏa và áp dụng mọi biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ, cùng với sỹ quan giữ valy hạt nhân, luôn ở cạnh tổng thống. Khi di chuyển bằng oto, hai cận vệ này sẽ ngồi hai bên tổng thống.
     
    Để đảm nhiệm vị trí này, những cận vệ phải đạt được những tiêu chuẩn khắt khe cả về sức khỏe, kỹ năng và đặc biệt, lý lịch. Để được chọn cho nhiều vụ đầy vinh quang nhưng cũng không thiếu nguy hiểm này, các cận vệ phải phục vụ trong hàng ngũ của USSS (Sở mật vụ Hoa Kỳ) tối thiểu 10 năm và có một lý lịch "đẹp". Họ, cũng có thể coi là những nhân vật tài năng nhất trong các vệ sĩ của nước Mỹ cũng như sở mật vụ Hoa Kỳ. Thậm chí, nhiều người tin rằng nếu đọ sức, những nhân vật này sẽ không ngại cả những thành viên của SEAL Team 6.
     
    Luyện tập bảo vệ tổng thống.
     
    Một yêu cầu tối quan trọng của những thành viên trong lực lượng này là việc chấp nhận hi sinh. Họ luôn phải đặt sự an toàn của tống thống lên trên tính mạng. Trong mọi trường hợp bị tấn công, đội cận vệ không có quyền nằm bắn, họ phải đứng để thu hút đạn của kẻ thù, nhằm bảo vệ sự an toàn cho tổng thống. Họ phải dùng chính thân mình, làm lá chắn cuối cùng cho nhân vật đứng đầu chính quyền Mỹ trước sự đe dọa của kẻ thù.
     
    Vòng bảo vệ thứ hai
     
    Nếu bạn để ý, chiếc Presidential State Car không bao giờ di chuyển một mình. Dù ở bất cứ đâu nó luôn di chuyển ít nhất cùng với 3 xe khác, những chiếc xe nhằm tăng cao sự an toàn tối đa cho tổng thống Mỹ. Những chiếc xe này, là nơi hoạt động của các điệp viên và những nhân viên bảo vệ chính thức khác.
     
    Trông một đội hình xe chuẩn, dành cho các nhiệm vụ thông thường, xe tổng thống luôn là xe đi thứ hai trong một đường thẳng. Tuy nhiên, có những nhiệm vụ đặc biệt hơn, 3 hay 4 phía của chiếc xe tổng thống đều xuất hiện thêm những chiếc xe bảo vệ như vậy. Thường thì, những nhân viên hoạt động trong các xe đi kèm này cũng là người của USSS nhưng theo những thông tin đáng tin cậy, trong nhiều trường hợp cần thiết, CIA cũng tham ra vào quá trình này, đặc biệt, trong những lần công du nước ngoài của tổng thống Mỹ.
     

     
    Chỉ làm nhiệm vụ hộ tống nhưng trong những trường hợp khẩn cấp, những chiếc xe thuộc vòng bảo vệ số hai được sử dụng làm phương án dự phòng để đưa tổng thống ra khỏi hoàn cảnh nguy hiểm, nhất là trong chiếc hợp chiếc Presidential State Car bị phá hủy. Trong lịch sử, chưa có bất cứ trường hợp tấn công nào có thể phá hủy cả xe của tổng thống.
     
    Ngoài ra, còn một lực lượng đáng kể thuộc vòng bảo vệ thứ hai nằm dưới quyền kiểm soát của CIA: các điệp vụ. Thông thường, họ trà trộn vào các đám đông, mặc thường phục, phát hiện và ngăn các tình huống đe dọa tấn công vào vòng bảo vệ của tống thống. Trong một số trường hợp đặc biệt, các điệp viên này xuất hiện một cách công khai khi có một đám đông nơi tổng thống đi qua nhằm ổn định trật tự, tránh những rắc rối không cần thiết đến từ đám đông.
     
    Vòng ngoài cùng: Bảo vệ từ xa
     
    Một vòng bảo vệ được ít người nghĩ đến: các tay súng bắn tỉa và vòng bảo vệ phía bên ngoài của tổng thống. Thậm chí, khác với nhiều người nghĩ, vai trò của vòng bảo vệ cuối cùng này là rất lớn.
     
    Ở vòng bảo vệ ngoài cùng, sở mật vụ cùng các cơ quan có chức năng sẽ bố trí các tay súng bắn tỉa vào các vị trí trọng yếu, cụ thể, tại các tòa nhà hay kiến trúc cao tầng mà tổng thống đi qua. Điều này nhằm ngăn chặn nguy cơ các đối tượng khủng bố bố trí người vào các vị trí này, đồng thời, tăng khả năng quan sát và bao quát tình hình của hệ thống bảo vệ.
     

     
    Cụ thể, các tay súng bắn tỉa với các vũ khí và thiết bị chuyên dụng sẽ quan sát đám đông, các vị trí nghi ngờ nhằm phát hiện và thông báo lại những nguy cơ đe dọa từ các tay súng khác và ngay cả trong đám đông. Với vị trí quan sát thuận lợi, bao quát, những sỹ quan này sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn hẳn các đồng nghiệp đang có mặt trên hiện trường. Trong nhiều trường hợp, luật pháp cho phép họ khai hỏa, tiêu diệt các đối tượng đáng nghi ngờ.
     
     
    Việc tuyển chọn các tay súng cho vị trí này, đôi khi còn khắt khe hơn cả vị trí cận vệ, nhất là về phần lý lịch. Phải biết rằng, họ là những người có vũ khí, có khả năng tấn công và tiêu diệt chính tổng thống bất cứ lúc nào, dễ hơn cả người cận vệ. Thường thì, khoảng cách giữa các tay súng bắn tỉa và tổng thống là dưới 200m - một khoảng cách mà bất cứ tay bắn tỉa có khả năng nào cũng không bao giờ bắn trượt. Tất nhiên, những điều kiện khắt khe khác về kỹ thuật.
     
    Giám sát lẫn nhau
     
    Có nhân thân tốt, và đáng tin tưởng nhưng việc giám sát chéo giữa các lớp bảo vệ là không tránh khỏi. Lực lượng giám sát chính là vòng bảo vệ số 3, họ sẽ giám sát sự hoạt động của cả hai vòng bảo vệ còn lại và tự giám sát chính lẫn nhau. Không bao giờ một tay súng bắn tỉa hay người quan sát cùng anh ta được quyền biết về toàn bộ bố trí của vòng bảo vệ số 3 mà chỉ biết về những vị trí mình giám sát. Luôn có những tay súng bắn tỉa bí mật giám sát họ.
     

     
    Ngay cả trong các vòng bảo vệ thứ hai hay thứ nhất, việc cách thành viên giám sát lẫn nhau luôn tồn tại. Điều này là để tránh nếu lỡ chẳng may, một cận vệ nào đó bị mua chuộc hay tìm cách ám sát tổng thống thì khả năng đó cũng sẽ hiếm khi xảy ra.
     
    Làm gì nếu bị tấn công
     
    Trong lịch sử, kể từ sau vụ ám sát Kennedy chưa có bất cứ thông tin chính thức nào về việc tổng thống bị tấn công trên quy mô lớn và đe dọa đến tính mạng của tổng thống Mỹ cho nên chúng ta chưa bao giờ được chứng kiến khả năng này của đội bảo vệ.
     
    Trong trường hợp tổng thống bị tấn công, các cận vệ sẽ tạo thành các lá chắn sống, bảo vệ ông ta trước mọi nguy cơ và tìm cách đưa tổng thống rời khỏi hiện trường càng nhanh càng tốt. Vòng bảo vệ số hai sẽ tìm cách để phá vỡ việc tấn công và hỗ trợ việc di chuyển tổng thống tới các địa điểm an toàn. Theo ước tính, có khoảng trên 60 địa điểm bí mật trên khắp nước Mỹ được thiết kế chống lại mọi nguy cơ tấn công, kể cả tấn công hạt nhân sẽ được sử dụng làm nơi trú ngụ cho tổng thống.
     
    Tất nhiên, rất khó có một âm mưu hay bất cứ tổ chức nào chả khả năng tấn công, đập vỡ mọi lớp phòng ngự của tổng thống Mỹ. Thường thì, ngay khi có báo động, quá trình trên sẽ ngay lập tức được tiến hành.
     
    Một số biện pháp bảo vệ đặc biệt và những con số thú vị
     
    Trong những trường hợp đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu đặc thù, những biện pháp đặc biệt sẽ được dựng nên để bảo vệ tổng thống Mỹ. Ví dụ như cách đây gần 4 năm, trong bài phát biểu nhậm chứ của mình, Obama đã được bảo vệ bằng một tấm kính chống đạn cực mạnh ngay trước sân khấu để tránh những vụ ám sát từ trong đám đông. Hay việc sau cái chết của Kennedy, tổng thống Mỹ không bao giờ được sử dụng xe mui trần nữa. Cũng có những giả thiết về việc Mỹ sử dụng thế thân cho tổng thống vào những dịp có nguy cơ cao.
     
    Quân đội Hoa Kỳ cũng có những nhiệm vụ nhất định trong việc đảm bảo sự an toàn của tổng thống. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công quân sự trên quy mô lớn hoặc những cuộc tấn công với mục tiêu là mạng sống của tổng thống.
     
     

    Trong lịch sử, đã có tới 4 tổng thống bị ám sát: Abraham Lincoln, James A.Garfield, William McKinley và John F.Kenedy. Tuy nhiên, vụ ám sát cuối cùng thành công đã cách đây cả thế kỷ. Trong những năm gần đây, thậm chí, chưa xuất hiện một cuộc tấn công tổng thống nào.

    Trước đây, các tổng thống và gia đình được bảo vệ trọn đời nhưng về sau, do những yếu tố đến từ chi phí, các tổng thống sẽ được bảo vệ tối đa 10 năm sau khi rời nhiệm sở, Bill Clinton là tổng thống cuối cùng được bảo vệ trọn đời.
     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày