Thế giới cần phòng bị cho những cuộc chiến tranh Sinh học

    Chuby,  

    Rất nhiều nước trên thế giới đã ký vào Hiệp ước CWC về vũ khí hóa học, chỉ có một vài quốc gia như Bắc Triều Tiên hay Israel từ chối ký vào bản hiệp ước. Sau khi bản Hiệp ước được ký kết, khoảng 40% vũ khí hóa học trên toàn thế giới (Chủ yếu là của Nga và Mỹ) đã bị phá hủy.

    Nguy cơ đến từ vũ khí hóa học, sinh học đã được cảnh báo từ rất lâu trước đây. FBI cũng đã có những nhà cố vấn về vũ khí sinh-hóa học từ trước vụ tấn công bằng vi khuẩn bệnh than năm 2001. Điều gì khiến các loại vũ khí sinh-hóa học này trở thành mối lo của nhiều quốc gia trên thế giới?
     
    Các loại vũ khí sinh-hóa học cũng có khả năng sát thương trên diện rộng tương đương vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, chúng lại có đặc điểm vượt trội hơn so là khó bị phát hiện, dễ phát tán, chi phí sản xuất và công nghệ sản xuất không đòi hỏi cao đặc biệt là tầm ảnh hưởng của các loại vũ khí này có thể kéo dài tới vài thế hệ. Tất cả những gì cần có để chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng các loại vũ khí này chỉ là một vài nhà khoa học, một phòng thí nghiệm cỡ vừa và một mục tiêu để ra đòn, nếu như đối thủ không có biện pháp phòng tránh thì họ sẽ dính đòn mà vẫn nghĩ những sự việc đang diễn ra chỉ là do thiên tai.
     

     
    Cuộc tấn công gần đây được nhiều người biết đến bắt đầu vào ngày 18/9/2001 nhắm vào nước Mỹ, ngay 1 tuần sau vụ không tặc 11/9. Hàng loạt địa chỉ tại Mỹ đã nhận được phong bì chứa vi khuẩn bệnh than, trong số đó có 2 thượng nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ. Vụ việc này đã làm 5 người thiệt mạng và 17 người khác bị nhiễm vi khuẩn. Sau khi phát hiện, chính phủ Mỹ lúc bấy giờ đã phải lập tức chặn và kiểm tra thư tín tại rất nhiều thành phố, đồng thời chi 1 tỉ USD để làm sạch những nơi bị tấn công. Điều đáng nói ở đây đó là sau quá trình điều tra gần 7 năm trời, FBI vẫn không thể đưa ra kết luận về thủ phạm của cuộc tấn công này. Ban đầu, FBI đã quy trách nhiệm cho Al Qaeda, sau đó, chính một nhà cố vấn về vi khuẩn bệnh than cho FBI lại bị cho là có dính líu đến vụ việc này. Cho đến tháng 2 năm 2010, vụ việc đành khép lại mà câu trả lời về danh tính của thủ phạm vẫn bị bỏ ngỏ.
     
    Con người đã sử dụng các loại vũ khí sinh-hóa từ rất lâu trước đây. Trong các cuộc chiến tranh, người xưa đã sử dụng những phương pháp như đầu độc nguồn nước, đưa những người bị bệnh thâm nhập vào hàng ngũ đối phương hay thậm chí là các phương pháp man rợ hơn như ném xác binh lính chết vào kẻ thù (hành động này còn có tác động lớn vào tâm lý mê tín của người thời ấy). Có thể nói, dù bằng phương pháp hiện đại hay phương pháp thô sơ, chiến tranh bằng vũ khí sinh học đều nhằm mục đích hủy diệt trên phạm vi lớn mà ít phải tốn công sức, và thực sự là chúng đã hoàn thành được mục đích này.
     

     
    Năm 2005, Mỹ đẩy mạnh xây dựng những lá chắn phòng thủ đối với vũ khí sinh-hóa, tìm ra các loại vaccine cũng như điều tra những nước có khả năng sản xuất các loại vũ khí này. Nhận thức được sự nguy hiểm, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đồng ý tự giải giáp vũ khí sinh-hóa học. Rất nhiều nước trên thế giới đã ký vào Hiệp ước CWC về vũ khí hóa học, chỉ có một vài quốc gia như Bắc Triều Tiên hay Israel từ chối ký vào bản hiệp ước. Sau khi bản Hiệp ước được ký kết, khoảng 40% vũ khí hóa học trên toàn thế giới (Chủ yếu là của Nga và Mỹ) đã bị phá hủy.
     
    Tuy hàng loạt các quốc gia đang giải giáp vũ khí sinh-hóa của họ nhưng như đã nói ở trên, các loại vũ khí hóa học này rất khó bị phát hiện, vì vậy cũng có khả năng những loại vũ khí này đã bị lấy trộm và đã bị tuồn ra chợ đen để bán lại cho những bên trả giá cao nhất. Bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của cộng đồng quốc tế, nguy cơ của các cuộc tấn công bởi vũ khí hóa học vẫn còn tồn tại. Vậy các quốc gia lớn đã phải làm những gì để phóng tránh mối hiểm họa tiềm tàng này? Chúng ta sẽ cùng bàn vào phần sau của bài viết.
     
    (Còn tiếp)
     
    Tham khảo: HowStuffWork
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ