Con người đang chính tay tạo ra lần đại tuyệt chủng thứ 6

    Chuby, Chuby 

    Vụ tuyệt chủng hàng loạt 65 triệu năm trước đây là lần thứ 5 Trái Đất chứng kiến trận đại tuyệt chủng, và đó cũng là lần gần đây nhất so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chắc chắn đó sẽ không phải là lần cuối cùng. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào lần đại tuyệt chủng lần thứ 6.

    250 triệu năm trước, những trận phun trào núi lửa khủng khiếp ở vùng châu Á đã gây nên sự tuyệt chủng của 95% số loài trên Trái Đất…
     
    65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái Đất, một lần nữa hủy diệt khoảng một nửa số loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
     
    Vụ tuyệt chủng hàng loạt 65 triệu năm trước đây là lần thứ 5 Trái Đất chứng kiến trận đại tuyệt chủng, và đó cũng là lần gần đây nhất so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chắc chắn đó sẽ không phải là lần cuối cùng. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào lần đại tuyệt chủng lần thứ 6.
     
    Sẽ không liên quan gì đến ngày tận thế 2012. Không phải là một lần va chạm của Trái Đất với thiên thạch. Cũng không phải một thảm hỏa tự nhiên… Con người là thủ phạm chính gây nên sự tuyệt chủng lần này.
     
    Loài người có sức hủy diệt ngang với một thiên thạch. Chúng ta có nên tự hào về điều này?
     
    Con người trong quá trình phát triển của mình đã lấn sâu vào thế giới tự nhiên, chúng ta tự cho bản thân đứng trên muôn loài và có quyền quyết định đến vận mệnh của Trái Đất. Trong những tác phẩm điện ảnh, văn học, con người luôn được ca ngợi là mạnh mẽ, biết thuần phục thiên nhiên, tuy nhiên, vì những lợi ích của bản thân, chúng ta lại đang hủy diệt môi trường xung quanh.
     
    Không cần kể đến những hành động vô ý thức, chặt phá rừng… hãy nghĩ đến những nhà khoa học tự nhiên. Trong quá trình xây dựng, không ít lần con người chạm trán với thiên nhiên. Những khi ấy, những kế hoạch, dự định về việc xây dựng những thành phố, tòa nhà chọc trời kèm với lợi nhuận khổng lồ sẽ không bao giờ phải nhường chỗ cho những loài động vật, hoặc thậm chí là cư dân bản địa. Phương án mà những người được cho là “văn minh”, “hiện đại” sẽ làm là di chuyển những loài thú hoặc cư dân của vùng đó sang địa điểm khác.
     
    Loài chim Dodo nổi tiếng đã từng bị tuyệt chủng.
     
    Phương án này xem ra có vẻ hợp lý: chúng ta sẽ không trực tiếp giết hại các loài động vật, sẽ không trực tiếp tàn phá thiên nhiên. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng, bạn là một loài cá trong một cái hồ, trong hồ không chỉ có bạn mà còn có những loại thức ăn như côn trùng, nhuyễn thể. Sau một thời gian sống yên ổn trong môi trường quen thuộc, bạn bị ép phải chuyển đến một khu vực mới, môi trường mới. Ở môi trường mới này, nguồn thức ăn quen thuộc của bạn không còn nữa. Lúc này, bạn sẽ làm gì? Đó chỉ là một ví dụ về việc con người tác động vào thiên nhiên. Thông thường, những loài động vật sẽ phải chuyển  sang loại thức ăn khác hoặc đành chết dần chết mòn. Nếu xét ở phần càng trên cao của chuỗi thức ăn, bạn sẽ thấy ảnh hưởng càng nặng nề. Đấy là chưa kể những loài động vật khi đến môi trường mới, sẽ tác động không tốt tới những loài động vật bản địa đã sống rất lâu ở đó.
     
    Hình ảnh về những con Thylacine cuối cùng tại London.
     
    Loài người với cơ thể yếu đuối của mình lại là loài vật có khả năng tàn phá lớn nhất. Vào năm 1978, 2 nhà sinh thái học Alwyn Gentry và Caraway Dodson đã ghi nhận 90 loài thực vật đặc biệt ở vùng Centinela của Ecuador. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1985, nông dân trong vùng đã chặt phá vùng này để trồng trọt. 90 loài thực vật đặc biệt chỉ có thể tìm được ở vùng đó đã mãi mãi biến mất.
     
    Hẳn các bạn còn nhớ từng có trò chơi trên sóng truyền hình về thế giới tự nhiên với những đội như Tê Giác Một Sừng, Sếu Đầu Đỏ,… chương trình từng nhận được sự ủng hộ nhằm mục đích tuyên truyền, bảo vệ thiên nhiên. Nếu ngày nay chương trình này được tiếp tục, có lẽ cái tên Tê Giác Một Sừng sẽ không được sử dụng trong trò chơi nữa, loài thú này đã chính thức được ghi nhận là tuyệt chủng ở Việt Nam. Không chỉ có Tê Giác Một Sừng, trong danh sách những loài đã chính thức tuyệt chủng trong tự nhiên Việt Nam còn có Cầy Rái, Lợn Vòi, Mang Lớn,… Trên thế giới có hàng loạt loài tuyệt chủng như Chim Dodo, chim Anca, loài thú Thylacine…
     
    Heo vòi - Một trong những loài bị tuyệt chủng ở Việt Nam.
     
    Theo thống kê, có đến 30.000 loài bị tuyệt chủng mỗi năm, với đà này, một nửa số loài sẽ biến mất khỏi Trái Đất khi chúng ta đến năm 2100. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng, và hiện nay, dù chúng ta ngừng tàn phá thiên nhiên, sự diệt chủng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Vết thương mà con người tạo ra cho Trái Đất quá lớn, hiện nay rất khó để làm lành vết thương ấy. Tuy nhiên, như vậy không phải là nói câu “Đã quá muộn. Chúng ta phải đầu hàng.”. Nếu như tiếp tục tàn phá thiên nhiên, sự tuyệt chủng của các loài vật sẽ còn diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
     
    Vậy hiện nay chúng ta có thể làm gì? Giảm việc chặt phá rừng bừa bãi, giảm thải khí lượng khí thải ra môi trường… là những thứ ai cũng từng nghe đến. Những chương trình lớn, nhằm mục đích bảo vệ thiên nhiên cũng sẽ không có hiệu quả nếu như không thực hiện triệt để, khôn ngoan. Hãy thử lấy ví dụ, giờ Trái Đất là chương trình khuyến cáo chúng ta giảm thiểu điện năng sử dụng trong nhà. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn tắt hết điện năng trong nhà và đến một buổi nhạc hội ngoài trời ở Hồ Gươm, không đồng nghĩa với việc thắp nến ở nơi đông người để chiếu sáng, trên thực tế, những hành động ấy chỉ được chúng ta tung hô chứ tác dụng bảo vệ môi trường lại không nhiều. Tôi vẫn còn nhớ năm đầu tiên phát động phong trào giờ Trái Đất, toàn bộ khu dân cư tắt điện hưởng ứng. Tuy nhiên, tất cả mọi người hụt hẫng nhận ra điện bình thường thắp sáng trong nhà giờ đấy đang dồn cho các bóng đèn ngoài đường, có lẽ rất lâu rồi những bóng đèn ấy mới được hoạt động hết công suất, chúng sáng hơn những ngày thường khi các hộ dân đang sử dụng điện.
     
    Giờ Trái Đất liệu có hiệu quả thực sự?
     
    Những hành động nhỏ có thể góp phần bảo vệ thiên nhiên, ngăn chặn sự tuyệt chủng của rất nhiều loài. Sử dụng quá nhiều nhiên liệu, điện thì chúng ta sẽ phải xây dựng thêm những nhà máy, dẫn đến ảnh hưởng vào tự nhiên. Nhà cửa xây dựng xong nhưng bị bỏ hoang không có người ở, chiếm diện tích không cần thiết cũng ảnh hưởng đến tự nhiên. Ăn uống hoang phí, không cần thiết không những khiến con người bị bệnh tiêu hóa, béo phì mà còn khiến cho chúng ta mở rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào tự nhiên…
     
    Con người với cơ thể yếu mềm đã tàn phá thiên nhiên với sức mạnh là bộ óc lại ưu việt, vậy, chúng ta cũng cần sự khôn ngoan, thông thái của loài người để bảo vệ thiên nhiên.
     
    Tham khảo: Howstuffworks
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ