Quá khứ, hiện tại và tương lai của ngôn ngữ toàn cầu

    Chuby,  

    Ban đầu, tất cả con người trên thế giới đều sử dụng chung một thứ ngôn ngữ, họ dễ dàng giao tiếp, dễ dàng hiểu nhau và cùng giúp đỡ nhau tạo nên những kỳ tích. Thưở sơ khai ấy, con người đã cố cùng nhau xây dựng nên Tòa tháp Babel để vươn tới thiên đường.

    Ban đầu, tất cả con người trên thế giới đều sử dụng chung một thứ ngôn ngữ, họ dễ dàng giao tiếp, dễ dàng hiểu nhau và cùng giúp đỡ nhau tạo nên những kỳ tích. Thưở sơ khai ấy, con người đã cố cùng nhau xây dựng nên Tòa tháp Babel để vươn tới thiên đường. Hành động này khiến Chúa không hài lòng, ông ta nói: “ Nếu như con người cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ chung và chúng đã làm được điều này, sẽ không có gì vượt quá khả năng của chúng nữa. Ta sẽ xuống đó và khiến ngôn ngữ của chúng rối bời như thế chúng sẽ không thể hiểu được nhau nữa” – Rõ ràng Chúa Trời đã có một ngày không vui cho lắm.
     
    Tòa tháp Babel, biểu trưng cho sức mạnh của con người khi đồng tâm hiệp sức đã không bao giờ được hoàn thành. Từ babble – tiếng bập bẹ đã được ra đời, theo nhiều người thì từ babble bắt nguồn từ Babel trong Tower of Babel – Tòa tháp Babel. Câu chuyện còn là cách lý giải của người xưa về hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau đang tồn tại song song trên hành tinh của chúng ta.
     
    Tòa tháp Babel - Biểu tượng của sự đoàn kết của loài người.
     
    Tuy không có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy đã từng tồn tại một ngôn ngữ chung giữa tất cả con người trên Trái Đất, nhưng nhiều nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra những đặc điểm chung của các ngôn ngữ cổ xưa – bao gồm cả tiếng Phạn, tiếng Latin, tiếng Hy Lạp. Theo giáo sư Noam Chomsky, giáo sư ngôn ngữ học tại Viện công nghệ Massachusetts, các ngôn ngữ ấy chỉ là những biến đổi từ một nguồn ban đầu.
     
    Tiến sỹ Noam Chomsky.
     
    Trong bất kỳ thời điểm nào được ghi nhận trong lịch sử, chúng ta cũng không thể tìm thấy lúc nào cả thế giới sử dụng chung một ngôn ngữ. Do đó, không thể xác định được nguồn ban đầu, thứ sản sinh ra các loại ngôn ngữ khác. Cũng rất khó xác định được xem có tổng cộng bao nhiêu ngôn ngữ trên toàn thế giới, vì nhiều loại ngôn ngữ tồn tại ở một địa phương rất nhỏ, nên rất khó nghiên cứu. Hiện nay có khoảng 6.900 ngôn ngữ riêng biệt tồn tại.
     
    Tuy khó có sự đồng thuận về số lượng ngôn ngữ hiện nay đang tồn tại nhưng tất cả các chuyên gia đều thừa nhận rằng sự biến mất của các loại ngôn ngữ hiện nay đang ở mức đáng báo động. Theo nhiều học giả, 10.000 năm trước đây, trên thế giới tồn tại 12.000 loại ngôn ngữ với dân số thế giới khi ấy khoảng 5-10 triệu người. Nhưng dự đoán chỉ đến năm 2100, một nửa số ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay sẽ biến mất. Tương lai nào sẽ xảy đến với ngôn ngữ trên toàn cầu?
     
    Tương lai?
     
    Rất nhiều người cho rằng việc biến mất của nhiều ngôn ngữ đang đưa con người vào một thế giới mới nơi tất cả mọi người sẽ sử dụng một ngôn ngữ chung. Cũng có nhiều người cho rằng, một ngôn ngữ chung sẽ được hình thành trên toàn thế giới nhưng nó sẽ tồn tại song song với các ngôn ngữ bản địa của mỗi quốc gia. Liệu việc hình thành một thứ ngôn ngữ chung trong thời buổi toàn cầu hóa có thúc đẩy sự biến mất của các ngôn ngữ khác?
     
    Sự đa dạng về văn hóa là một phần rất đẹp của cuộc sống.
     
    Các chuyên gia ngôn ngữ học nghi ngờ về khả năng có thể xảy ra điều này. Đơn giản ngôn ngữ là một thành phần gắn kết với văn hóa, gia đình và ngay chính bản thân mỗi người, ngôn ngữ không thể nhanh chóng biến mất được. Việc sử dụng phổ biến một ngôn ngữ nào đó còn liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế. Ví dụ như trong quá khứ, các nước tư bản khi xâm lấn thuộc địa thường đưa cả ngôn ngữ từ vương quốc phụ mẫu sang đất nước thuộc địa để dễ bề cai trị. Hoặc ví dụ về kinh tế, 2 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay có thể kể đến là tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, không chỉ vì số lượng người sử dụng 2 ngôn ngữ này làm tiếng mẹ đẻ rất lớn, một lý do khác là những quốc gia sử dụng ngôn ngữ này đều là những quốc gia đầu tàu về kinh tế.
     
    Tuy nhiên, khi một người học thêm ngôn ngữ thứ 2 để phục vụ cho con đường sự nghiệp của anh ta, tiếng mẹ đẻ của người ấy vẫn không thể mất đi vì đó là phần rằng buộc người đó với gia đình, nguồn gốc của người đó.
     

     
    Nhiều người tự hỏi rằng nếu chúng ta sử dụng chung một loại ngôn ngữ, loài người có thấu hiểu, bớt hận thù nhau hơn hay ko. Hãy nhớ lại những cuộc chiến giữa người thuộc Đạo Tin Lành và Đạo Thiên Chúa tại Ireland. Con người cần nhiều hơn là ngôn ngữ để có thể thấu hiểu được người khác.
     
    …chưa xác định
     
    Ngôn ngữ là một mảnh ghép trong bức tranh đa dạng về cuộc sống. Ngôn ngữ là một phần của đời sống con người, vì vậy, những người học khá các loại ngôn ngữ là những người nắm bắt và hiểu được văn hóa của ngôn ngữ đó.
     

     
    Tương lai về sự tồn tại của một ngôn ngữ chung khá mơ hồ, nó không hoàn toàn chắc chắn. Hãy thử tưởng tượng tất cả các ngôn ngữ khác đều biến mất, điều này sẽ dẫn đến việc biến mất của hàng loạt các nền văn hóa khác nhau, Trái Đất sẽ trở nên đồng bộ và nhàm chán. Tuy nhiên, việc tồn tại song hành cả ngôn ngữ chung lẫn những thứ ngôn ngữ bản địa cũng không khả thi, chúng ta sẽ mất rất lâu để có thể thực sự học được một thứ ngôn ngữ mới và sử dụng nó một cách hoàn hảo.
     
    Esperanto là thứ ngôn ngữ toàn cầu được sáng tạo vào năm 1887, ý định ban đầu là sử dụng thứ ngôn ngữ này trên toàn cầu, song hành với những thứ ngôn ngữ riêng của mỗi quốc gia. Kết quả đã không được như ý muốn, với chỉ 2 triệu người sử dụng, thứ ngôn ngữ này thật khó để có thể thật sự trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu. Theo tiến sỹ Matt Pearson tại Reed, Phần Lan, sở dĩ Esperanto không đạt được sự thành công như mong đợi là vì không có một khối quốc gia hay tổ chức lớn nào thực sự sử dụng nó trên chính trường.
     
    Nhiều người cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu bây giờ vì nó được sử dụng ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù Hindi và tiếng Trung Quốc được nhiều người sử dụng hơn nhưng chúng chỉ thông dụng ở khoảng 16, 17 quốc gia, thua xa rất nhiều so với tiếng Anh. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng chỉ có tính tạm thời, tình hình biến động không ngừng của thế giới có thể thay thế tiếng Anh với bất kỳ một ngôn ngữ nào khác ở bất kỳ thời điểm nào.
     
    Cho dù ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới là gì, con người vẫn sẽ có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ. Đây không phải chỉ là một cuộc đua xem ngôn ngữ nào thông dụng nhất, cũng không phải do sự tiện lợi của việc giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ, như đã nói ở trên, chính là một phần để khẳng định cái tôi của mỗi người, chúng ta khó có thể vứt bỏ chính bản thân đi được, do đó, còn rất lâu nữa con người mới có thể thực sự đưa ra được một bộ ngôn ngữ dùng chung cho cả thế giới.
     

     
    Điều này không có nghĩa là chúng ta mãi mãi không thể thấu hiểu nhau, thật ra, đôi khi, sự thấu hiểu và cảm thông không cần lời nói mà vẫn có thể diễn đạt được. Con người có trái tim và khối óc, ngôn ngữ chỉ là một phần diễn đạt tình cảm, chúng ta có nhiều hơn thế để diễn tả tình cảm của chúng ta. Nếu như ngôn từ có thể là thước đo hoàn chỉnh cho những giá chuẩn mực của xã hội loài người, có lẽ sẽ không tồn tại những kẻ như Lê Văn Luyện hay Nguyễn Đức Nghĩa.
     
    Ngôn ngữ cũng là một phần tô điểm cho cuộc sống này thêm phần màu sắc, việc sử dụng một thứ ngôn ngữ chung có thể làm Trái Đất này thêm phần vô vị.
     
    Tham khảo: HowStuffWorks
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ