1 chiếc máy bay chiến đấu F-22 có giá bao nhiêu?

    PV,  

    Chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor thứ 196 và cũng là chiếc cuối cùng đã được cho xuất xưởng tại nhà máy Lockheed Martin tại Marietta, Georgia. Điều này đánh dấu sự kết thúc hơn 14 năm sản xuất thứ được mọi người biết đến như máy bay chiến đấu đáng sợ nhất trong lịch sử và cũng là một trong những chiếc đắt nhất

    Chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor thứ 196 và cũng là chiếc cuối cùng đã được cho xuất xưởng tại nhà máy Lockheed Martin tại Marietta, Georgia. Điều này đánh dấu sự kết thúc hơn 14 năm sản xuất thứ được mọi người biết đến như máy bay chiến đấu đáng sợ nhất trong lịch sử và cũng là một trong những chiếc đắt nhất. Vậy chính xác thì mỗi chiếc có giá trị bao nhiêu? Ít nhất là 137 triệu USD và nhiều nhất là 678 triệu USD cho mỗi chiếc phụ thuộc vào từng chiếc và cách bạn đánh giá nó. Có lẽ cách tốt nhất để tính giá một chiếc F-22 là tính về mặt lý thuyết. Dù bạn có chấp nhận những con số này theo cách nào thì chiếc máy bay chiến đấu cũng là một trong những phương tiện chiến tranh đắt nhất từ trước đến nay.
     
     
    Qua các năm, giá của các chiếc Raptor đã trở thành chủ đề các cuộc tranh luận gay gắt tại Lầu năm góc, Nhà trắng, các kỳ Quốc hội cũng như truyền thông. Tuy nhiên, những người tán thành và những người phản đối đưa ra những ý kiến đóng góp khác nhau phần lớn để phục vụ quan điểm của họ. Những người ủng hộ máy bay chiến đấu động cơ kép luôn đề cập đến “chi phí đi lại”, tuy nhiên Lockheed tính chi phí lắp ráp đối với chính phủ cho mỗi chiếc Raptor sau khi mọi bộ phận đã được chi trả. Một cách nói khác đây là chi phí tạo thành sản phẩm. Theo cách tính toán đó, 60 chiếc F-22 cuối có mức giá sau khi tính thuế khoảng 137 triệu USD, chỉ hơn mức giá 110 triệu USD Mỹ chi trả cho những chiếc máy bay chiến đấu F-35 Joint Striker mới – một chiếc máy bay được thiết kế với mức giá “chấp nhận được”.
     
     
    Theo cách tính tiêu cực hay “tính từng phần”, mức giá sẽ bao gồm cả chi phí phát triển và chi phí sản xuất được chia ra bởi nhà sản xuất máy bay. Việc sản xuất và phát triển F-22, bao gồm cả các chi tiết cải tiến, mức giá của nó lên đến 74 tỷ USD, kết quả dẫn đến là mức giá của mỗi chiếc F-22 lên đến 377 triệu USD mỗi chiếc. Bên cạnh đó, mặc dù những chiếc Raptor cuối được cho ra lò bởi nhà máy Marietta nhưng không đồng nghĩa với việc giá cho mỗi chiếc ở mức 377 triệu USD. Nếu như lưc lượng Không quân có kế hoạch mua lâu dài thì giá cho mỗi chiếc sẽ ở mức tăng nhẹ. Vì có một số cải tiến trong việc hạ cánh để không gặp phải những tình huống như năm nay, giá cho mỗi chiếc nhìn chung sẽ tăng. Theo hợp đồng, giá cho mỗi chiếc F-35 nên được ổn định ở mức giá tầm 157 triệu USD mỗi chiếc với con số lên đến 2.443 chiếc đang trong quá trình sản xuất. Điều này chỉ đúng nếu máy bay chiến đấu Joint Strike không bị hoãn hay bị cắt giảm do những điểm yếu trong thiết kế mới.
     
     
    Cách thứ ba để có thể tính giá một chiếc F-22 là dựa vào mức thuế cho mỗi chiếc. “Chi phí vòng đời” của một chiếc được cộng thêm cả chi phí tiền xăng, các phụ tùng thay thế và các chi phí bảo trì chiếc máy bay có tuổi thọ khoảng 40 năm này. Theo ước tính của Tổng cục thống kê (GAO), mức giá sẽ lên đến 59 tỷ USD để có thể sửa chữa và lái F-22 cho đến khi nó không hoạt động được. Nếu như tính thêm chi phí mỗi thiết bị và chi phí vòng đời mỗi chiếc, số tiền mà chính phủ Mỹ phải chi trả cho thiết kế, sản xuất và vận hành một chiếc Raptor lên tới 678 triệu USD. Chi phí vòng đời của F-35, giả thiết nếu không có bất kì hỏng hóc nào, ở khoảng 469 triệu USD theo như lực lượng Không quân cho biết.
     
     

     
    Cách thứ tư và cũng là cách cuối cùng có thể tính được giá của chiếc Raptor là tính theo mức độ hữu dụng của nó. Đây là một phép toán mẹo nhưng lại là cách tốt nhất đáng để ý đến. Câu hỏi được đặt ra ở đây là chính phủ Mỹ thu được bao nhiêu từ những khoản đầu tư cho F-22? F-22 chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, tất cả các máy bay chiến đấu chiến lược ở các kho vũ khí của Mỹ đã từng được trông thấy ở Iraq, Afghanistan, Libya hay các vùng giao tranh khác. Tuy vậy, mục đích chính của những chiếc F-22 là tham gia những trận chiến hàng không ở mức độ vô cùng khốc liệt hiếm xảy ra, trên thực tế, chúng chưa thực sự tham gia một trận chiến nghiêm túc nào.
     
    Tham khảo: Gizmodo

    NỔI BẬT TRANG CHỦ