Vì sao Microsoft bỏ hơn 1 tỷ USD mua Yammer?

    JV, JV 

    Thương vụ Microsoft mua lại Yammer với số tiền lên tới 1,2 tỷ USD vẫn là đề tài bàn tán trong giới đầu tư ở Silicon Valley những ngày gần đây. Đây được xem là thương vụ quan trọng của Microsoft, cũng giống như Facebook mua lại Instagram vậy.

    Thương vụ Microsoft mua lại Yammer với số tiền lên tới 1,2 tỷ USD vẫn là đề tài bàn tán trong giới đầu tư ở Silicon Valley trong những ngày gần đây. Đây được xem là thương vụ quan trọng của Microsoft, cũng giống như Facebook mua lại Instagram vậy.

    Hãy điểm lại một số lý do chứng minh rằng, Yammer là mắt xích hoàn hảo cho cỗ máy Microsoft, và tại sao các nhà đầu tư của Yammer đã có thể hoàn toàn an tâm cho thương vụ sát nhập này.
     
    Sản phẩm của Microsoft sẽ mang tính xã hội hơn.
     
     
    Một nhà phân tích đã chỉ ra rằng bằng cách mua Yammer, Microsoft đã được một món hời. Trong thời điểm cạnh tranh mãnh liệt như bây giờ, xây dựng một mô hình như Yammer sẽ tốn của hãng này số tiền lớn hơn nhiều lần con số mà hãng này vừa bỏ ra. Xây dựng một mạng xã hội là công việc  khó khăn, chỉ nhìn Google với Google là bạn nhận ra điều đó. Chiến lược đánh lẻ của Microsoft có khi lại đạt được nhiều thành công hơn việc phải tự tạo lập những sản phẩm mới. Với Microsoft, Yammer chính xác là những gì mà công ty này cần vào thời điểm hiện nay. Mạng xã hội này hiện đang được sử dụng bởi hơn 200.000 công ty trên toàn thế giới, Microsoft hoàn toàn có thể sử dụng nguồn dữ liệu quý giá này sau khi sở hữu Yammer.
     
    Một sự tích hợp để tạo sản phẩm tốt hơn.
     
     
    Sự cải thiện sản phẩm và dịch vụ sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, từ đó người tiêu dùng sẽ có thể hưởng thụ được những sản phẩm tốt nhất từ những doanh nghiệp này. Đó là nguyên lý chính quyết định sự thành bại trong việc tích hợp công nghệ. eBay đã thành công khi mua lại PayPal vì dịch vụ này đã lấp đầy khoảng trống về thanh toán cho eBay. Gần một thập kỷ sau đó, PayPal đã phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành dịch vụ đóng góp doanh thu lớn nhất eBay. Tương tự như vậy, Yammer sẽ lấp đầy khoảng trống trong sản phẩm Office Microsoft. Bằng cách thêm vào nhiều yếu tố xã hội trong các sản phẩm Outlook và SharePoint (và thậm chí SkyDrive), các sản phẩm này sẽ ngày càng phổ biến hơn nhờ vào việc cải thiện hiệu năng và đơn giản hóa trong việc sử dụng.
     
    Yammer sẽ có khả năng thâm nhập vào các thị trường trên thế giới.
     
     
    Mô hình kinh doanh của Yammer rất tuyệt vời. Nó cho phép những người dùng, các nhân viên của công ty, sử dụng sản phẩm miễn phí, rào càn về IT được giảm thiểu ở mức tối đa nếu người dùng là những nhóm nhỏ và chỉ yêu cầu phải trả phí nếu là những công ty có quy mô lớn. Theo một nghĩa nào đó, mô hình này hoạt động rất tự nhiên - phát triển thông qua sự liên kết và những giá trị mà dịch vụ có thể mang lại cho người dùng trước, rồi khi người dùng hài lòng thì mới kiếm tiền sau - giống như Dropbox. Nhưng điều quan trọng với các sản phẩm công nghệ là chúng sẽ liên kết chặt chẽ và tương thích với nhau. PayPal xây dựng mạng lưới của nó trên nền tảng của eBay. Và gần đây, các dịch vụ di động đình đám như BranchOut và Instagram thì được xây dựng liên kết với Facebook để tạo thành một khối thực thể vững chắc. Yammer cũng sẽ lại được tích hợp trên nền tảng doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới: Windows.
     
    Sự kết hợp giữa Yammer và Skype sẽ là quá tuyệt cho khách hàng doanh nghiệp.
     
     
    Skype là thương vụ mua lại đắt đỏ của Microsoft khi mà hãng này phải chi số tiền lên tới 8,5 tỷ USD. Mặc dù trước đó nhiều chuyên gia tiên đoán rằng phi vụ sát nhập sẽ giết chết sự sáng tạo của doanh nghiệp, Skype hiện vẫn chứng minh được sự độc lập của mình dưới bàn tay cầm quyền của Microsoft. Với sự kết hợp giữa 2 dịch vụ này, Microsoft đã có thể mang công cụ "đỉnh cao" này đến cho các doanh nghiệp, công sở ở khắp nơi trên thế giới. Một viễn cảnh “khá ổn” và đặc biệt rất nhiều tiềm năng cho Microsoft.
     
    Mua lại doanh nghiệp và liên kết chúng không phải lúc nào cũng thành công như dự định. Yếu tố rủi ro luôn hiện hữu trong mỗi quá tình chuyển dịch mạo hiểm như thế này. Nhưng đứng ở góc độ những người chủ doanh nghiệp, đây là những bước đi sáng suốt và rất cần thiết để tạo được vị thế lớn hơn, từ đó có thể cạnh tranh được trên thị trường.
     
    Tham khảo: VentureBeat
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày