Microsoft: Cuộc chiến chống độc quyền tại Châu Âu sắp đi đến hồi kết

    Z3, Z3 

    Cuộc chiến của Microsoft nhằm phản đối những cuộc điều tra chống độc quyền do Liên minh Châu Âu phát động đã kéo dài hàng thập kỷ và khiến công ty này bị phạt tổng cộng tới 1.68 tỷ EUR ( tương đương với 2.1 tỷ USD). Thế nhưng cuộc chiến này có lẽ sắp đi đến hồi kết khi tòa án Liên Minh Châu Âu sắp đưa ra phán xét cuối cùng.

    Cuộc chiến của Microsoft nhằm phản đối những cuộc điều tra chống độc quyền do Liên minh Châu Âu phát động đã kéo dài hàng thập kỷ và khiến công ty này bị phạt tổng cộng tới 1.68 tỷ EUR ( tương đương với 2.1 tỷ USD). Thế nhưng cuộc chiến này có lẽ sắp đi đến hồi kết khi tòa án Liên Minh Châu Âu sắp đưa ra phán xét cuối cùng.
     

    EU-Microsoft, cuộc chiến pháp lý sắp đi đến hồi kết.
     
    Công ty phần mềm lớn nhất thế giới yêu cầu tòa án vô hiệu hóa án phạt 899 triệu EUR đã áp dụng cho công ty này khi Microsoft thất bại trong việc thực hiện mệnh lệnh chống độc quyền được đưa ra từ năm 2004. Trong đó yêu cầu, Microsoft sẽ phải cung cấp dữ liệu và quyền hạn để các đối thủ cạnh tranh được phép làm việc với hệ điều hành của công ty. Đây là số tiền phạt lớn nhất dành cho Microsoft từ trước tới nay. Số tiền phạt trong 2 lần trước mà Microsoft phải nộp lần lượt là 497 triệu và 280,5 triệu EUR. Chỉ có Intel là công ty duy nhất bị phạt vì vi phạm điều luật này nhiều hơn Microsoft với số tiền là 1,06 tỷ EUR.
     
    Năm 2004, hệ điều hành Windows của Microsoft có mặt trên 95% số PC trên toàn thế giới. Căn cứ trên bộ luật chống độc quyền, EU đã đưa ra án phạt kỉ lục thời điểm đó là 497 triệu USD kèm theo yêu cầu công ty phải phát hành một phiên bản khác của hệ điều hành Windows. Từ đó đến nay, Microsoft đã phớt lờ mệnh lệnh trên và hiện đang phải đối mặt với án phạt cho hành vi này lên đến 899 triệu USD. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay, kéo theo doanh số bán hàng sụt giảm và Microsoft lại đang chuẩn bị sản xuất máy tính bảng đầu tiên của mình; cho dù túi tiền của Microsoft vẫn rất "căng", nhưng số tiền phạt mà hãng này phải chịu cũng không hề nhỏ chút nào.
     

    Luật chống độc quyền gây khá nhiều khó khăn cho các tập đoàn công nghệ lớn.
     
    Được biết trong hơn 50 năm của cuộc chiến chống độc quyền, Microsoft là công ty đầu tiên từ chối không thực hiện những mệnh lệnh từ Liên Minh Châu Âu. Trong khi những công ty từ Mỹ khác nỗ lực hết mình, đồng ý giải quyết êm xuôi theo các quy định nhằm cải thiện mối quan hệ với Ủy ban Châu Âu thì Microsoft đang một mình một chiến tuyến, thách thức quyền lực đến từ Châu Âu.
     
    Microsoft đang bị chèn ép và đối xử thiên vị?
     
    Brad Smith, luật sư của Microsoft đã lên tiếng phàn nàn về những quyết định có phần ưu ái mà EU dành cho Google. Công ty phần mềm Mỹ cáo buộc chính Google cũng đang có hành vi độc quyền về các cơ chế quản lý hoạt động của bộ máy tìm kiếm trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin và quảng cáo sản phẩm.

    Microsoft đang bị đối xử bất công?
     
    Liên minh Châu Âu đã tuyên bố rằng, Google có thể tránh khỏi những cáo buộc chống độc quyền nếu đồng ý cho phép EU tiến hành những cuộc điều tra vào đầu tháng 7 tới đây.
     
    Cả phát ngôn viên của Microsoft và EU đều từ chối bình luận cụ thể về khả năng thành công của công ty trong trường hợp này trước khi tòa đưa ra các phán quyết cuối cùng. Microsoft vẫn còn cơ hội nữa khi họ có thể đưa đơn khiếu nại lên tận tòa án tối cao của EU.
     
    Microsoft yêu cầu sự công bằng và khách quan từ EU
     
    Tại phiên điều trần năm ngoái, Microsoft đã tranh luận khá gay gắt và yêu cầu các nhà quản lý có động thái hỗ trợ công ty nhiều hơn, cung cấp các hưỡng dẫn kỹ càng hơn để có thể tránh những án phạt tiền khổng lồ như vậy. Theo các quyết định ban đầu, Microsoft được lệnh phải cung cấp dữ liệu cho phép máy chủ của các đối thủ được quyền kết nối tới những chiếc PC sử dụng hệ điều hành Windows. Đồng thời công ty cũng được yêu cầu hạn chế tới mức hợp lý số tiền bản quyền cho các sản phẩm.
     

     

    Cũng trong phiên điều trần này, Microsoft đã phàn nàn việc Liên Minh Châu Âu tiến hành thu tiền phạt trước thời hạn: Trong khi thời hạn cho số tiền phạt được đưa ra là 488 ngày nhưng EU đã không chờ đến hết thời hạn mà quyết thu luôn cho bằng được.
     
    Đồng thời Microsoft cũng đặt câu hỏi nghi vấn về những báo cáo của EU. Chúng được soạn thảo bởi một một người được EU ủy thác chịu trách nhiệm giám sát việc Microsoft tuân thủ các quyết định từ năm 2004.  Theo tòa án: các nhà quản lý EU đã sai khi yêu cầu Microsoft cung cấp quyền hạn cho một người đã từng truy cập vào các văn bản và nắm rõ mã nguồn phần mềm của công ty, điều đó ảnh hưởng lớn đến tính khách quan của các báo cáo nêu trên.
     
    Vấn đề minh bạch và rõ ràng trong cuộc chiến.
     


    Luật sư Becket McGrath đến từ London cho rằng: “ Chúng ta cần đặt ra những nghi vấn về tính hợp lý của hình phạt tiền mà Ủy ban châu Âu áp dụng cho Microsoft. Việc Microsoft có tuân thủ những yêu cầu từ phía EU hay không rất khó để phán xét vì nó thuộc lĩnh vực kỹ thuật vô cùng phức tạp, phụ thuộc vào mức giá mà Microsoft đưa ra cho các thông tin mà họ buộc phải tiết lộ.”
     
    Trong khi đó, luật sư Thomas Vinje đại diện cho IBM và Oracle, bên chống lại Microsoft trong cuộc chiến này lại phản bác: “ Hội đồng trọng tài sẽ là những người đưa ra quyết định liệu mức giá mà Microsoft đưa ra cho những dữ liệu cung cấp cho các công ty cạnh tranh có phải là quá cao hay không”
     


    Mới đây FRAND, điều khoản về việc cấp quyền sử dụng một cách công bằng và hợp lý đã được áp dụng trong trường hợp điều tra 2 công ty là Samsung và Google Motorola Mobility. Từ đó, các ủy ban có thẩm quyền có thể theo dõi liệu họ có sử dụng những bằng sáng chế công nghệ tiêu chuẩn của mình để ngăn chặn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, khiến những những công ty này gặp bất lợi trên thị trường hay không. Giám đốc chống độc quyền của EU, Joaquin Almunia cho biết “Hiện nay chúng ta cần làm rõ tác động mà FRAND đem lại, cũng như tiến trình thực hiện FRAND cần diễn ra như thế nào để cho phù hợp nhất”.
     
    Hồi đầu năm, Microsoft đã đệ đơn kiện Motorola vì cho rằng công ty sản xuất điện thoại này đã “cố gắng ngăn chặn doanh thu của Microsoft từ máy tính Windows và máy chơi game Xbox” bằng cách thu phí quá cao cho các bằng sáng chế công nghệ chủ chốt nắm trong tay. Ngược lại Google lại cho rằng Microsoft và Nokia hợp tác để “dìm hàng” đối thủ bằng các bản quyền công nghệ.
     
    Luật sư Vinje nhận xét “Vụ kiện này sẽ là dịp rất tốt để các quan tòa rút ra những kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề cho việc áp dụng điều khoản FRAND vào những vụ kiện tương tự sau này”
     
    Tham khảo: Bloomberg
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ