10 MMO ngoại được gamer Việt thích nhất năm 2010

    PV, Tử Kê 

    Đã đến lúc chúng ta đúc kết lại những cái tên này.

    Tồn tại song hành với thị trường nội địa, cộng đồng gamer Việt tại các server nước ngoài luôn luôn đông đảo và trở thành một thế lực cực mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc mở đường cho tín đồ ảo hội nhập với thế giới. Năm 2010 lại càng chứng kiến nhóm này gia tăng về số lượng khi game mới nhập về không nhiều.
     
    Hãy cùng điểm lại 10 tựa game có cộng đồng đông đảo nhất, nhiệt huyết nhất sau gần 360 ngày qua. Và hi vọng chúng tiếp tục lớn mạnh trong năm 2011.
     
    World of WarCraft
     
    Là một trong những MMORPG ngoại có lượng gamer Việt cực kỳ lớn (có thể là lớn nhất), cộng đồng WoW chưa bao giờ thiếu lửa, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm khi Cataclysm chào đời.
     
     
    Năm 2010 cũng ghi nhận sự xuất hiện của hàng loạt server "lậu", bất chấp việc chúng có thể kém chất lượng nhưng đã góp phần lớn để người chơi nước nhà gia nhập dễ hơn. Đặc biệt, WoW là nơi mà gamer Việt hiếm khi bị kỳ thị do họ có phong cách chơi văn minh.
     
    Aion
     
    Phong trào chơi Aion bắt đầu từ khoảng giữa năm ngoái và ngày càng phát triển, nhất là trong giai đoạn cuối 2009, đầu 2010. Việc máy chủ private đầu tiên dành riêng cho tín đồ ảo nước nhà (còn được Việt hóa) ra đời cho thấy nhu cầu chơi rất lớn dẫu rào cản cấu hình máy là vấn đề không nhỏ.
     
     
    Đầu năm 2010 còn có thông tin AS đã mua thành công Aion, tuy nhiên, tới khoảng nửa năm gần dây, mọi thứ dần lắng xuống giống như tình hình chung của trò chơi tại thị trường Tây Âu. Có lẽ không bao lâu nữa Aion sẽ được thay thế bằng Blade & Soul.
     
    A.V.A
     
    Tiến khá chậm chạp trong năm 2009 (chủ yếu vì vấn đề cấu hình), nhưng sang 2010, lượng người Việt chơi A.V.A bắt đầu đông lên và luôn sở hữu lượng fan ruột trung thành tuyệt đối. Sau khi 2 MMOFPS nước nhà đóng cửa thì một bộ phận không nhỏ gamer cũng tràn sang đây "tá túc".
     
     
    Hiện tại, có lẽ CFA.V.A là 2 cộng đồng tín đồ bắn súng trực tuyến đông đảo nhất tại dải đất hình chữ S, và tất nhiên, những cuộc đấu khẩu giữa họ chưa bao giờ đến hồi kết.
     
    Trung Hoa Anh Hùng
     
    Khá im ắng hồi đầu 2010 nhưng đến khi VTC Game bật mí rằng mình mua được Trung Hoa Anh Hùng thì gamer Việt bắt đầu đổ xô sang trò chơi này. Phong trào chơi THAH lên đến đỉnh giai đoạn giữa năm nhưng sớm tắt lạnh khi game không thể phát hành với tên TLHK tại thị trường nội địa.

    Được đăng ảnh
     
    Tuy nhiên, sức nóng của nó lại được "hâm" trở lại trong nửa cuối tháng 12 với việc Chinesegamers ra mắt phiên bản tiếng Việt mà theo cách gọi của VTC Game là "game quốc tế phiên bản Việt".
     
    World of Tanks
     
    Là cái tên khá mới lạ và cũng còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, thế nhưng World of Tanksđã có danh tiếng không nhỏ trên thị trường quốc tế nhờ khai thác lối chơi đấu tăng quen thuộc mà không đụng hàng.
     
     
    Tại Việt Nam, giai đoạn đầu dự án World of Tanks chưa được mấy ai chú ý, thế nhưng ngay khi trò chơi bước vào thử nghiệm, số lượng game thủ Việt tò mò chơi thử đã khá cao và không ngừng tăng thêm. Hiện tại, họ trở thành cộng đồng khá vững chắc.
     
    Dragon Nest
     
    Mới được phát hành chính thức tại Hàn Quốc vào tháng 03/2010, Dragon Nestđã được rất nhiều quốc gia "đặt cọc" sẵn như Trung Quốc, Đài Loan và cả Bắc Mỹ. Chừng đó đủ để thấy được MMOARPG của Nexon hấp dẫn đến thế nào.
     
     
    Tại Việt Nam, dù đang phải chơi phiên bản tiếng Hàn Quốc, tuy nhiên không vì thế mà Dragon Nest trở nên cách biệt vớig game thủ nước nhà. Rất nhiều bài hướng dẫn cách đăng ký tài khoản, làm nhiệm vụ... được viết tận tình khiến việc tham gia dễ dàng hơn. Thậm chí còn có gamer đứng ra phân phối dịch vụ bán cash trong nước.
     
    Vindictus
     
    Giống như các tựa game khác của Nexon, Vindictus (phiên bản tiếng Anh của Mabinogi Heroes) cũng khóa IP Việt Nam, điều rất khó hiểu nhiều năm nay. Tuy vậy nó cũng không thể ngăn cản được người chơi tới từ dải đất hình chữ S qua các phương pháp fake IP.
     
     
     
    Hiện tại, cộng đồng VN đang tập trung nhiều tại server West, dẫu vẫn có thành viên ở server East nhưng ít hơn. Họ cũng ráo riết tuyển quân cho các guild đồng hương và trở thành một trong những quốc gia có số gamer đông đảo trong MMO này.
     
    Cabal
     
    Sau khi Asiasoft bất ngờ tuyên bố đóng cửa Cabal, gần như ngay lập tức gamer đã tìm sang các server ngoại (kể cả máy chủ lậu). Nơi đây trở thành ngôi nhà mới cho họ, chỉ có điều scandal Cabal Elite định khóa IP Việt đã góp phần làm xấu đi hình ảnh tín đồ ảo nước nhà.
     
     
    Tới cuối tháng 10/2010, Cabal Global chính thức sát nhập vào server North America, đưa các fan của trò chơi chính thức tiếp cận phiên bản mới nhất, hoành tráng nhất của game. Mặc dù phải fake IP để có thể trải nghiệm, nhưng gamer Việt vẫn hết sức vui mừng với sự kiện này.
     
    Thỏ và Sói
     
    Năm 2010 ghi nhận một hiện tượng lạ khi thể loại text game diễn đàn du nhập từ nước ngoài bất ngờ lan truyền khắp các diễn đàn, trong số đó nổi lên nhất là Thỏ và Sói. Chiếc chìa khóa dẫn tới sức hút ấy có lẽ là tập hợp của 2 yếu tố cơ bản: mới lạ và tính tương tác cao.
     
     
    Có thể nói, khi mà tình hình game online trong nước đang ảm đạm thì Thỏ và Sói cùng những biến thể của nó chính là môi trường rất hấp dẫn cho các gamer và các thành viên forum khác thỏa mãn niềm đam mê của mình.
     
    Goal United
     
    Phong trào chơi Goal United xuất hiện từ khoảng năm 2008 và ngày càng lớn mạnh, trở thành đối trọng với những cựu binh như Hattrick, Sokker... Đặc biệt năm 2010 với phiên bản mới toanh ra đời, cộng đồng GU Việt lại được dịp sôi sục hơn nhiều.
     
     
    Điểm yếu duy nhất của webgame này có lẽ là giao diện flash hoàn toàn nhiều khi gây bất lợi, còn mặt mạnh dĩ nhiên là khả năng hỗ trợ gamer nước nhà tối đa với việc chuyển ngữ thành công 100% và có giải đấu dành riêng cho Việt Nam.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ