Cá lồng đèn: tên dễ thương nhưng mặt thì khì không thương nổi và có những hành vi đáng sợ nhất đại dương

    ryankog,  

    Cá lồng đèn đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn đối với giới nghiên cứu.

    Cá lồng đèn (anglerfish) có vẻ ngoài trông như những con quái vật trong cơn ác mộng của bạn, thậm chí National Geographic còn nhận định loài cá sống ở biển sâu này “có lẽ là sinh vật xấu xí nhất hành tinh" và chắc chắn họ không sai. Tất cả mọi thứ về chúng đều đáng sợ, từ chiếc hàm đầy răng sắc như dao cạo, cho đến đôi mắt chết chóc, tuy nhiên, chúng ta vẫn bị mê hoặc bởi những bí ẩn xung quanh chúng.

    Cá lồng đèn: tên dễ thương nhưng mặt thì khì không thương nổi và có những hành vi đáng sợ nhất đại dương - Ảnh 1.

    Loài cá này là động vật ăn thịt dưới biển sâu, hiếm khi được con người nhìn thấy lúc còn sống vì chúng sống dưới bề mặt đại dương vài trăm mét và đa phần được phát hiện khi bị mắc vào lưới đánh cá và chết hoặc thối rửa trôi lên bờ. Điều gì khiến chúng trở nên hấp dẫn (và đáng sợ) như vậy với chúng ta?

    Hình thức giao phối đáng sợ

    Cách giao phối đáng sợ của cá lồng đèn

    Vào tháng 3 năm 2018, các cảnh quay được ghi lại cho thấy một cặp cá lồng đèn trôi nổi trong vực sâu đang thực hiện nghi thức giao phối kỳ lạ nhất trên hành tinh.

    Những con cá đực có thân hình rất nhỏ, chỉ khoảng 6,35mm, thua 500.000 lần so với cá cái. Chúng thường ký sinh bám sát phần vây bụng của con cái để chia sẻ thức ăn và giao phối. Trong thời gian giao phối, cá đực sẽ mất hệ thống tiêu hóa nên cắn vào thịt con cá cái để gắn liền vào làm một. Dần dần, mọi bộ phận của con đực đều tiêu biến,chỉ còn lại tinh hoàn. Con đực chết đi để lại một khối lượng tinh hoàn đủ để cá cái thụ tinh. Một con cá cái có thể mang trên mình 6 con đực hoặc nhiều hơn.

    Cơ thể bất thường

    Cá lồng đèn: tên dễ thương nhưng mặt thì khì không thương nổi và có những hành vi đáng sợ nhất đại dương - Ảnh 3.

    Bên cạnh vi giao phối kỳ lạ, cá lồng đèn cũng có một cơ thể dị hợm không kém với “mồi nhử” phát quang sinh học nhô ra khỏi đầu chúng. Ánh sáng này được tạo ra bởi vi khuẩn sống bên trong và sẽ giúp thu hút con mồi. Vào thời điểm con mồi nhận ra thứ ánh sáng hấp dẫn đó không phải là thứ mà chúng có thể ăn, chúng đã trở thành bữa ăn của loài cá này.

    Cá lồng đèn cũng có một cái miệng siêu rộng giúp nó dễ dàng nhai con mồi với nhiều kích cỡ khác nhau. Ngoài ra, răng Angler cong vào trong để ngăn con mồi trốn thoát. Đây là một sự thích nghi sinh tồn đặc biệt vì thực phẩm rất khan hiếm ở độ sâu có khi đến gần 1000m.

    Điều kiện sống khắc nghiệt

    Cá lồng đèn sống trong điều kiện rất khắc nghiệt

    Chúng ta biết rất ít về cá lồng đèn và môi trường sống nơi chúng sống. Cũng bởi vì môi trường khắc nghiệt này, nơi mọi thứ đều tối và áp suất khí quyển cao, những loài như vậy đã phát triển các đặc điểm tiến hóa kỳ lạ. Ví dụ, cá lồng đèn đã phát triển một hàm lớn khủng khiếp và dạ dày cực tốt vì nó cần tận dụng con mồi có thế tìm được vì thức ăn khan hiếm.

    Theo Viện nghiên cứu hải sản vịnh Monterey (MBARI), "chưa đến 10 loài cá lồng đèn từng được ghi nhận trên video". Các nghiên cứu về cá lồng đèn vẫn bị nhiều hạn chế, nhưng khi công nghệ phát triển để tiến sâu hơn vào biển sâu, chúng ta có thể sẽ khám phá thêm về các loài bí ẩn và tất cả các sinh vật kỳ lạ khác nằm ở phần sâu nhất của đại dương.

    Tham khảo: Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày